02:24 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiên Giang chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây trồng

Thứ bảy - 07/07/2018 11:04
Tình hình thời tiết biến động thất thường là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Vì vậy, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật – Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang khuyến cáo bà con nông dân cần chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng để bảo vệ mùa màng, sản phẩm đạt kết quả cao.

Bà con nông dân cần chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

Năm 2018, tổng diện tích nhiễm sâu bệnh trên lúa hè thu và thu đông tại tỉnh Kiên Giang là 18.350ha. Các đối tượng gây hại chủ yếu là sâu cuốn lá, đạo ôn lá, lem lép hạt, rầy nâu, vàng lùn – lùn xoắn lá… Ngoài ra còn các đối tượng gây hại khác như: OBV, cháy bìa lá, bù lạch … cũng xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ.

Bên cạnh đó, tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên rau màu là 21,4ha. Các đối tượng gây hại chủ yếu gồm: rau cải các loại xuất hiện sâu xanh da láng 5,1ha; sâu tơ 3,6ha; bọ nhảy 2,4ha; bệnh đốm vòng 2,0ha; bệnh thối nhũn vi khuẩn 2,0ha; sâu khoang 1,5ha; bệnh héo xanh 1,1ha; bọ trĩ  0,2ha. Cây họ bầu bí dưa xuất hiện bệnh già sương mai 1,5ha; bệnh khảm lá 1ha…

Căn cứ vào tình hình thời tiết, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và tình hình phát sinh phát triển của các đối tượng dịch hại trên đồng ruộng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật dự báo tình hình dịch hại trong thời gian tới rầy nâu có khả năng lây lan trên trà lúa mới gieo sạ. Do đó cần quản lý tốt nguồn rầy nâu tại chỗ để hạn chế thấp nhất rầy nâu lan truyền bệnh. Bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá có khá năng lây lan trên trà lúa hè thu gieo sạ không theo đúng lịch chỉ đạo của địa phương. Bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông sẽ tiếp tục phát triển trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ. Bà con nông dân cần theo dõi, phát hiện bệnh và phòng trị kịp thời, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày bón nhiều phân đạm. Bệnh do vi khuẩn gây ra do thời tiết nắng, mưa xen kẽ sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiếp tục phát triển gây hại. Bệnh lem lép hạt do chịu ảnh hưởng thời tiết có mưa, dông và nắng gián đoạn sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiếp tục phát triển gây hại.

Nhằm tăng cường công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị Phòng NN&PTNT, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện khuyến cáo bà con nông dân tăng cường thăm đồng thường xuyên để sớm phát hiện dịch hại và có biện pháp phòng trị kịp thời, hiệu quả. Cụ thể: Rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, hướng dẫn nông dân sử dụng biện pháp “4 đúng” trong phòng trừ rầy nâu, tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu ở giai đoạn đầu cây lúa (40 NSS) sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái và bộc phát rầy nâu ở cuối vụ, đồng thời phải quản lý tốt nguồn rầy nâu tại chỗ nhằm hạn chế thấp nhất khả năng lan truyền bệnh.

Bên cạnh đó, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện theo dõi, báo cáo thường xuyên tình hình dịch hại bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá và khoanh vùng dịch bệnh. Đối với các diện tích lúa bệnh giai đoạn dưới 30 ngày tuổi tỉ lệ bệnh trên 30% và lúa trên 30 ngày tuổi bị nhiễm bệnh nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thì vận động nông dân tiến hành tiêu hủy, cày vùi để diệt mầm bệnh. Trước khi cày vùi phải phun thuốc trừ rầy nâu (nếu có rầy), không để nông dân sạ lại ngay, phải có thời gian cách ly tối thiểu 3 tuần. Đối với các diện tích nhiễm nhẹ khuyến cáo nông nông dân nhổ bỏ đem tiêu hủy cây bị bệnh.

Đối với bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, người dân cần thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón nhiều phân đạm. Khi phát hiện bệnh cần ngưng ngay việc bón phân đạm, không để ruộng khô nước, sử dụng những loại thuốc đặc trị để phun xịt theo nguyên tắc “4 dúng” và tuyệt đối không pha trộn thêm phân bón lá khi phun thuốc phòng trị bệnh…

Những địa phương đã thu hoạch xong lúa hè thu 2018, không nên gieo sạ ngay vụ thu đông mà cần tuân thủ thời gian cách ly giữa 2 vụ ít nhất từ 15 – 20 ngày và thực hiện tốt khâu vệ sinh đồng ruộng để dịch hại không có điều kiện lây lan gây hại.

Trương Anh Sáng/ Theo môi trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 355

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 344


Hôm nayHôm nay : 26147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 882416

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64868360