22:28 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiệu Tam Nông trúng giá

Thứ năm - 19/09/2013 23:10
Những năm qua, bên cạnh nguồn lợi chủ lực từ cây lúa, khoai môn, chăn nuôi và khai thác thủy sản..., nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) còn đầu tư phát triển nghề trồng kiệu - một loại hoa màu cao cấp, vừa giải quyết việc làm - vừa mang lại nguồn lợi kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn Đồng Tháp Mười.

Vụ củ kiệu này, toàn huyện đã trồng hàng chục hecta, tập trung nhiều tại xã Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường và Phú Thành B. Hiện bà con đang thu hoạch gần dứt điểm vụ kiệu năm 2013, với năng suất bình quân đạt khoảng 3 tấn củ kiệu tươi thương phẩm/công. Chị Trương Thị Mỹ Phước, ở ấp K10, xã Phú Hiệp vừa mới thu hoạch 3 công kiệu, thu lãi trên 50 triệu đồng cho biết: “Mặc dù phải tốn nhiều công sức, vốn liếng đầu tư, nhưng do thổ nhưỡng ở đây phù hợp với cây kiệu nên đem lại nguồn kinh tế cao gấp 5-7 lần trồng lúa. Do hiệu quả cao như thế nên gia đình tôi không ngần ngại phát triển lên 3 công đất ở địa phương và thuê gần 10 công đất ở ngoài xã”.

Muốn trồng một công kiệu, người nông dân phải đầu tư từ 20 - 25 triệu đồng tiền kiệu giống, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu bơm nước tưới, cỏ rơm khô để phủ gốc kiệu và thuê nhân công trồng kiệu... Năm nay, năng suất bình quân đạt từ 30 - 35 tấn củ kiệu tươi thương phẩm/ha. Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua với giá dao động từ 10.000 đến 15.000 đ/kg củ kiệu tươi; còn củ kiệu phơi khô làm giống bán khoảng 33.000 đ/kg. Với giá bán như vậy, người trồng kiệu Tam Nông còn lãi khoảng 20 triệu đồng/công, sau khi trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên chị Phạm Thị Sương ở ấp K9, xã Phú Đức canh tác 5 công kiệu, sau khi thu hoạch, phơi khô, bán kiệu giống giá 30.000đ/kg, thu được 300 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí và công chăm sóc, chị Sương còn lãi trên 100 triệu đồng!

Cây kiệu là một trong những cây trồng giúp bà con nông dân Tam Nông vượt khó, làm giàu. Tuy nhiên, đầu ra của củ kiệu chưa ổn định, giá cả cũng còn bấp bênh. Có năm, nông dân mở rộng diện tích canh tác thì bị mất mùa, rớt giá; năm thu hẹp diện tích thì lại trúng mùa, trúng giá…

Để phát triển bền vững nghề trồng kiệu, ngoài nắm vững và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật từ khâu chọn giống, cách trồng đến khâu chăm sóc, thu hoạch, nông dân cần gắn kết nhịp nhàng với các đầu mối tiêu thụ để có đầu ra ổn định.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 317

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 316


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 535124

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70762439