12:04 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lào Cai: Nông dân xã Ngải Thầu: Vững tin với cây lúa mì

Thứ năm - 07/05/2015 22:33
Cuối tháng 4, hoạt động thu hoạch lúa mì tại xã Ngải Thầu (Bát Xát) gần như đã hoàn tất. Trái với mong đợi của người dân, cây trồng này cho sản lượng khá thấp, song niềm tin của người dân với cây trồng này vẫn không vì thế mà lay chuyển.
Người dân xã Ngải Thầu thu hoạch lúa mì.

Người dân xã Ngải Thầu thu hoạch lúa mì.

Ðứng trước cánh đồng lúa mì của gia đình, anh Sùng A Páo, thôn Cán Cấu, xã Ngải Thầu chỉ cho chúng tôi thấy những cây lúa mì bị nấm mốc bám trắng thân cây, nhiều cây có bông nhỏ, hạt lép. Anh Páo cho biết: Vào cuối tháng 10, gia đình tôi gieo 1 kg giống, nhưng đến khi thu hoạch thì chỉ được 10 kg hạt, năng suất theo khuyến cáo là 1 kg giống có thể thu về được hơn 20 kg hạt. Không chỉ riêng ruộng nhà tôi, các gia đình trong thôn đều bị như vậy.

Vụ đông 2014, huyện Bát Xát đưa vào trồng thử nghiệm cây lúa mì trên chân ruộng, nương ngô 1 vụ của 9 xã vùng cao, trong đó có Ngải Thầu. Trước đây, diện tích đất nông nghiệp của người dân chỉ trồng một vụ lúa hoặc ngô, nên đời sống còn nhiều khó khăn. Nhằm giúp người dân có thêm thu nhập, luân canh đất canh tác, ngành nông nghiệp huyện Bát Xát đã đưa lúa mì vào trồng tăng vụ. Thời gian đầu, cây lúa mì sinh trưởng tốt, người dân kì vọng sẽ cho một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, vào cuối tháng 12, trên địa bàn xuất hiện mưa tuyết, diện tích lúa mì của xã bị vùi lấp đúng thời điểm cây lúa mì sinh trưởng mạnh nhất. Thêm vào đó, cây lúa mì được trồng phù hợp nhất vào tháng 9 (sau khi thu hoạch xong ruộng lúa và ngô), nhưng vụ đông năm 2014, việc cung ứng giống muộn cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa mì. Ước tính năng suất cây lúa mì của xã Ngải Thầu trong vụ vừa qua đạt khoảng 25 - 30 tạ/ha, chỉ bằng 50% năng suất kỹ thuật.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, dù năng suất lúa mì không cao như mong đợi, nhưng nhiều người dân vẫn đặt nhiều niềm tin vào cây trồng này. Anh Lù A Lềnh chỉ cho chúng tôi xem thành quả của vụ lúa mì vừa thu hoạch và chia sẻ: “Đầu vụ, mỗi gia đình trong thôn được phát 1 - 2 kg giống để trồng thử. Do chưa từng trồng lúa mì nên các gia đình trong xã không có kinh nghiệm, sâu bệnh nhiều nên lúa mì cho ít hạt. Tuy nhiên, sau 1 năm trồng thử nghiệm, người dân đã có chút kinh nghiệm chăm sóc, sang năm các gia đình trong xã sẽ trồng nhiều hơn. Nếu không trồng lúa mì thì hết mùa người dân trong xã không có việc làm lại phải đi nơi khác làm thuê, đất đồi để không gây lãng phí”.

Cũng như anh Lềnh, đa số người dân Ngải Thầu vẫn đặt niềm tin vào cây lúa mì, dù không đạt năng suất như dự kiến trong vụ đầu tiên, nhưng đó là do yếu tố khách quan mang lại. Họ vững tin vào cây lúa mì bởi từ 20 - 30 năm trước, người dân Ngải Thầu đã từng trồng lúa mì để cứu đói. Cây lúa mì phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây nên người dân càng tin hơn vào những vụ sau. Ngoài ra, dù lúa mì cho năng suất không như mong đợi ở Ngải Thầu, nhưng tại Dền Sáng, A Lù, cây lúa mì vẫn sinh trưởng và cho năng suất khả quan.

Ông Lồ A Sính, Chủ tịch UBND xã Ngải Thầu nhận định: “Lúa mì có ưu điểm chịu lạnh, chịu hạn và ít sâu bệnh nên rất thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Vụ đầu tiên khảo nghiệm, nên khung thời vụ cần những điều chỉnh và đúc kết kinh nghiệm phòng, trừ sâu bệnh để vụ sau đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Vụ đông những năm tiếp theo, nếu có giống, người dân Ngải Thầu vẫn sẽ trồng lúa mì để tăng vụ”.

Với niềm tin ấy, cây lúa mì hứa hẹn mở ra hướng đi mới trong thâm canh tăng vụ ở xã vùng cao nhiều khó khăn như Ngải Thầu và các xã vùng cao khác của huyện Bát Xát. Ở phạm vi khác, cây lúa mì còn mở ra tương lai mới cho ngành nông nghiệp của cả nước khi cây trồng này phát triển trên diện rộng bởi gần như 100% lượng bột mì của cả nước hiện vẫn lệ thuộc vào nhập khẩu.

Nguồn: http://www.baolaocai.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 99

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 97


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1163152

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72845861