13:33 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lao đao vì nuôi cá sấu

Chủ nhật - 11/09/2016 21:06
Chưa bao giờ người nuôi cá sấu ở Bạc Liêu lại khổ như lúc này, khi giá cá thương phẩm rớt đến thê thảm. Nếu như những tháng đầu năm, giá cá sấu trung bình từ 200 - 250 ngàn đồng/kg, thì nay chỉ còn khoảng 70 ngàn đồng/kg. Người nuôi cá sấu chỉ biết kêu trời vì lỗ đến “tận xương” mà cá sấu bán chẳng ai mua!?

Chạy theo phong trào... nếm quả đắng

Chuyện nuôi cá sấu theo phong trào để rồi bị thương lái ép giá không có đầu ra vốn trở thành căn bệnh… nhờn thuốc. Nhiều hộ nuôi cá sấu thay nhau nuốt quả đắng, phải treo chuồng vì nợ nần do con cá sấu quá lứa. Thế nhưng, cứ sau một đợt cá sấu bán được giá là nhiều người lại đua nhau nuôi loài cá này, thậm chí phá cả chuồng heo, chuồng gà để nhường chỗ cho con cá sấu.

Cá sấu quá lứa nằm chờ bán ở huyện Phước Long. Ảnh: L.D 

Nuôi cá sấu theo phong trào vốn trở thành bài học xương máu và gần như một quy trình đã được lập sẵn. Hễ khi giá cá sấu thương phẩm tăng cao là chẳng bao lâu giá cá sấu giống lại tăng đến chóng mặt.

Theo kinh nghiệm của nhiều người, đây chính là chiêu trò của bọn gian thương chuyên kinh doanh con giống, nhằm tạo ra cơn sốt kích cầu để nông dân đua nhau nuôi cá sấu. Cá sấu giống khi bán cho nông dân được tính bằng con, với giá trung bình từ 450 - 480 ngàn đồng/con (loại 2 tấc/con), nhưng khi thu mua cá sấu thương phẩm lại được tính bằng ký thay vì con giống khi bán cũng được cân ký như các loại cá giống khác!? Chỉ tính riêng ở khâu con giống đã thấy người bán con giống cầm chắc lợi nhuận. Còn đối với người nuôi phải mất từ 18 - 24 tháng mới xuất chuồng. Song, người nuôi lại không thể định giá cho con cá sấu và gần như bị phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.

Cá sấu quá lứa nằm chờ bán ở huyện Phước Long. Ảnh: L.D 

Qua đó cho thấy, ngay từ khâu đầu vào và đầu ra gần như người nuôi bị động và lệ thuộc hoàn toàn, vì thương lái đang “cầm cán”. Do vậy, người nuôi cá sấu phải “cầm lưỡi” nên dễ bị tổn thương và khó cầm chắc lợi nhuận là tất yếu. Vậy mà, trong tháng 8/2016, nhiều hộ dân lại tiếp tục gây nuôi mới với số lượng hơn 3.660 con cá sấu. Riêng huyện Phước Long đến nay có hơn 1.990 hộ nuôi, với tổng đàn khoảng 241.000 con cá sấu.

 

Nuôi cá như “đánh bạc”

Có người gọi nghề nuôi cá sấu chẳng khác nào “đánh bạc” quả không sai! Vì đầu ra của con cá sấu phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái Trung Quốc và xuất chủ yếu thông qua con đường tiểu ngạch. Chính sự phụ thuộc này mà người nuôi không thể định giá cho sản phẩm của mình và luôn mặc cho “may nhờ rủi chịu”.

Ông Huỳnh Minh Thiệt, một hộ nuôi cá sấu ở thị trấn Phước Long, huyện Phước Long than: “Giá cá sấu đã xuống thấp, nhưng lại không có thương lái vào thu mua. Nuôi cá sấu muốn có lãi, giá cá sấu thương phẩm phải từ 120 ngàn đồng/kg, nhưng hiện nay giá thu mua chỉ có khoảng 70 ngàn đồng/kg”.

Qua phản ánh của nhiều hộ dân nuôi cá sấu, thời gian gần đây trên địa bàn huyện Phước Long xuất hiện nhiều thương lái Trung Quốc vào thu mua cá sấu, do nắm bắt tình hình lượng cá sấu quá lứa trong dân còn khá nhiều nên cố tình chèn ép giá thu mua. Nếu như những tháng đầu năm, giá cá sấu thương phẩm trung bình từ 200 - 250 ngàn đồng/kg, thậm chí có thời điểm vượt lên 270 ngàn đồng/kg và hình thức thu mua là mua xô (nghĩa là thu mua không phân biệt kích cỡ loại cá). Tuy nhiên, do nắm được cá sấu quá lứa hiện còn quá nhiều trong dân nên các thương lái Trung Quốc đã đặt ra quy định chỉ thu mua cá sấu loại I: từ 15 - 25kg/con, với giá 70 ngàn đồng/kg; còn cá loại II: từ 26 - 35/kg/con, giảm thêm 10 ngàn đồng/kg và loại III từ 35kg/con trở lên lại tiếp tục giảm giá cao hơn...

Sở dĩ thương lái Trung Quốc đặt ra quy định này là nhằm triệt buộc người nuôi và đẩy họ vào cảnh khổ càng thêm khổ. Vì cá sấu quá lứa phải sử dụng thức ăn nhiều, người nuôi neo cá sấu lâu thêm ngày nào thì tốn tiền thức ăn thêm ngày đó. Do vậy, phải bán tháo bán đổ, vì giá cá phi làm thức ăn cho cá sấu hiện nay cũng hơn 10 ngàn đồng/kg. Đó là ở thời điểm mùa mưa, nếu vào mùa khô thì giá cá phi sẽ là 20 ngàn đồng/kg. Đây chính là nguyên nhân làm cho nhiều trang trại hiện nay phải bỏ đói cá sấu và thực hiện phương châm: chỉ cho cá sấu “ăn để sống” và tiếp tục để cá thoi thóp nằm chờ giá. Tuy nhiên, sẽ khó có kỳ tích xảy ra, vì thực tế lâu nay đã chứng minh giá cá sấu chỉ tăng khi nông dân không còn cá để bán, hay vào đợt nuôi mới tăng giá cá thương phẩm với mục đích “dụ dỗ” người dân mua con giống!

 

Cần thành lập hiệp hội để liên kết nông dân

Có một nghịch lý là Bạc Liêu là 1/9 tỉnh, thành của cả nước có trang trại được cấp giấy chứng nhận Cites từ năm 2013. Thế nhưng, cớ sao người nuôi cá sấu luôn gặp khó, luôn bị động trong sản xuất và gần như bị lệ thuộc hoàn toàn về thị trường tiêu thụ?

Ông Trương Thanh Mai, chủ trang trại nuôi cá sấu Phương Tín (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long), doanh nghiệp duy nhất của tỉnh được cấp giấy chứng nhận Cites cho rằng: “Khó khăn trong nuôi cá sấu hiện nay chính là nạn mạnh ai nấy làm và gần như nông dân không liên kết với nhau. Như trong đợt cá sấu bị rớt giá lần này, nếu như những hộ nuôi liên kết với nhau cùng đưa ra một mức giá thu mua chung, thì chắc chắn sẽ cầm chắc lợi nhuận và không bị các thương lái Trung Quốc thao túng thị trường. Đằng này, mạnh ai nấy bán và nghi kỵ lẫn nhau làm cho giá cá sấu bị rớt đến thê thảm. Do vậy, tôi đề nghị ngành Nông nghiệp cần nghiên cứu thành lập một Hiệp hội nuôi cá sấu, nhằm tạo được tiếng nói chung, đảm bảo cho người nuôi sản xuất có lãi”.

Có thể nói, với sự phát triển nhanh từ phong trào chăn nuôi động vật hoang dã, việc thành lập Hiệp hội chăn nuôi cá sấu nói riêng và chăn nuôi động vật hoang dã nói chung là cần thiết. Thông qua Hiệp hội này, không chỉ giúp ngành quản lý làm tốt vai trò định hướng trong tổ chức sản xuất, hoạch định kế hoạch cho phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang dã gắn với công nghệ chế biến, mà còn làm tốt hơn công tác quản lý thay vì để nông dân phát triển chăn nuôi tự phát như lâu nay. Vì đây là ngành Chăn nuôi đặc thù có tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững trong tương lai nên cần phải làm tốt khâu quản lý. Mặt khác, trong hội nhập kinh tế toàn cầu, nông dân Bạc Liêu cũng không thể “xuất chui” mãi được.

LƯ DŨNG 
Theo Báo Bạc Liêu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cá sấu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 200


Hôm nayHôm nay : 30985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 322579

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70549894