02:05 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lấy nước đợt 3 phục vụ sản xuất vụ xuân Đảm bảo tiết kiệm, chống thất thoát

Thứ hai - 10/02/2014 19:14
Ngày 8/2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xả lũ đợt 3 từ các hồ thủy điện phục vụ sản xuất vu xuân 2013 - 2014. Năm nay, mực nước sông Hồng xuống thấp hơn năm ngoái, nguồn nước gặp khó khăn nên việc cấp nước tiết kiệm, chống thất thoát được các đơn vị thủy lợi và địa phương quan tâm hàng đầu.
Tích cực chống hạn
Từ đầu giờ sáng 8/2, cả 5 công nhân trực tại Trạm bơm dã chiến Bá Giang (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng) đã làm việc rất tích cực để đảm bảo máy vận hành bình thường. Túc trực tại đây, ông Nguyễn Quốc Chiến - Cụm trưởng Cụm đầu mối Xí nghiệp thủy lợi Đan Hoài cho biết, trạm phân công cán bộ trực 3 ca mỗi ngày, mỗi ca có 5 người trực, đảm bảo máy chạy 24/24 giờ cấp nước phục vụ sản xuất. Hiện trạm bơm Bá Giang vận hành 25 máy, công suất 1.000m3/giờ/máy. Tuy nhiên, do mực nước sông Hồng thấp hơn mọi năm nên trong tổng số diện tích hơn 6.000ha của các huyện Đan Phượng, Hoài Đức và một phần huyện Từ Liêm mà trạm Bá Giang đảm nhận hiện mới cấp nước đạt khoảng hơn 50%.
Vận hành máy bơm chống hạn tại Trạm bơm dã chiến Bá Giang, huyện Đan Phượng. Ảnh: Quang Thiện
Vận hành máy bơm chống hạn tại Trạm bơm dã chiến Bá Giang, huyện Đan Phượng. Ảnh: Quang Thiện
Tương tự, tại Trạm bơm Đào Nguyên (xã An Thượng, huyện Hoài Đức), ngay từ đầu đợt xả nước lần 3, trạm đã bố trí 6 công nhân và cán bộ thủy nông túc trực mỗi ca. Ông Nguyễn Danh Thanh - cán bộ tại Trạm bơm Đào Nguyên cho biết, do lượng nước thấp nên hiện trạm mới chỉ vận hành được 3 máy với công suất 1.800m3/giờ. Đồng thời, từ ngày 4/2, trạm đã phải dừng bơm tiếp nước sông Đáy để tập trung cấp nước phục vụ cho sản xuất của các xã phía Nam của huyện Hoài Đức như An Khánh, An Thượng, Đông La… với tổng diện tích khoảng 800ha. "Ngay cả những ngày Tết Nguyên đán, chúng tôi vẫn duy trì đủ 100% quân số trực cho mỗi ca, đảm bảo máy bơm vận hành bình thường" - ông Nguyễn Danh Thanh chia sẻ. 
Tính đến ngày 8/2, toàn khu vực Trung du, Đồng bằng Bắc Bộ đã cấp nước đổ ải được hơn 535.800ha, đạt 84,2%. Trong đó các tỉnh cơ bản hoàn thành việc cấp nước là Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. TP Hà Nội cấp nước được hơn 74.300ha, đạt 73% kế hoạch.
Đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các địa phương củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống hạn các cấp, theo dõi chặt chẽ tình hình thiếu nước, khô hạn để triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống hạn, bảo vệ sản xuất. Đồng thời, tổ chức ứng trực 24/24 giờ trong suốt thời gian đổ ải, đảm bảo tranh thủ tối đa nguồn nước phục vụ chống hạn.
Không lãng phí nguồn nước
Do nguồn nước hạn chế nên để cấp đủ nước cho 100% diện tích gieo cấy trong đợt xả nước cuối cùng này, các đơn vị thủy lợi cùng các địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp tiết kiệm nước tối đa. Đơn cử, trạm bơm Đào Nguyên đã quán triệt tới toàn bộ công nhân viên, cán bộ thủy nông quản lý chặt chẽ nguồn nước toàn hệ thống trong quá trình vận hành máy bơm. Đồng thời, yêu cầu các HTX làm tốt nạo vét kênh mương nội đồng, tránh tình trạng thất thoát, rò rỉ nguồn nước. Còn tại các địa phương, hầu hết các HTX đều phân công cán bộ thủy nông trực tiếp lấy nước cho bà con nông dân, tránh tình trạng người dân tự ý cuốc bờ, mương lấy nước.
Theo ông Trần Thanh Nhã - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, để tiết kiệm nguồn nước, Sở đã chỉ đạo các địa phương thực hiện phương châm lấy nước đổ ải cho những vùng, khu vực khó khăn và xa nguồn trước. Đồng thời thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác điều hành, phân phối nước, đưa nước đến đâu, làm đất, giữ nước đến đó, tránh lãng phí nguồn nước. Đối với những diện tích trồng lúa không đảm bảo đủ nước tưới suốt vụ phải kiên quyết chuyển sang cây trồng cạn.
Bắt đầu đợt xả nước lần 3, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cũng đã chỉ đạo Sở NN&PTNT các tỉnh, TP khu vực Trung du, Đồng bằng Bắc Bộ cùng các công ty thủy lợi chủ động trữ nước trong hệ thống công trình thủy lợi, các vùng trũng. Bên cạnh đó, theo dõi, cập nhập liên tục diện tích có nước, dự kiến thời điểm hoàn thành kế hoạch lấy nước, thông báo về Tổng cục Thủy lợi để phối hợp với các đơn vị liên quan điều chỉnh rút ngắn thời gian xả nước, bảo đảm mục tiêu tiết kiệm tối đa lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện.


Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 219


Hôm nayHôm nay : 33857

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 149727

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60471684