Theo KS Vũ, sau hơn 3 năm (2014 - 2017) tìm giải pháp quản lý muỗi hành qua các nhiều thí nghiệm nghiên cứu và thực tế trên ruộng lúa về muỗi hành (sâu năn); quan sát nhiều trường hợp cây lúa bị ức chế sinh trưởng ở thân chính như ngộ độc thuốc cỏ, cây lúa chét… sẽ có xu hướng đâm nhánh để tiếp tục phát triển, muỗi hành cũng làm cho thân chính bị giới hạn. Từ đó anh đưa ra giải pháp kỹ thuật mới giúp cây lúa có biểu hiện cọng hành trổ được bông và cho năng suất.
Đối với ruộng lúa bị dịch muỗi hành tấn công, gây hại sẽ làm đọt lúa bị se lại như cọng hành. Đã có nhiều nông dân tự dùng thuốc trừ sâu bệnh phun xịt nhưng không diệt được tận gốc, thậm chí thấy ruộng bị muỗi hành gây hại nặng phải trục bỏ. Tuy nhiên nhờ áp dụng theo cách phòng trừ mới cho thấy hiệu quả.
Ở huyện Tân Hiệp, Kiên Giang, ruộng lúa của anh Đức bị bệnh rất nặng, có lúc nhiễm muỗi hành tới 70%. Thế nhưng sau khi áp dụng giải pháp này đã giúp lúa phục hồi, thoát dịch hại. Hay như nông dân Tư Xị ở Kiên Hảo, Kiên Giang canh tác 20ha lúa Đài thơm 8, ruộng nhiễm muỗi hành nặng trên 80%. Nhờ cách làm này lúa được phục hồi, thu hoạch cho lợi nhuận hơn 25 triệu đồng/ha.
Anh Đức ở Tân Hiệp, Kiên Giang trị xong dịch hại muỗi hành, ruộng lúa lên xanh tốt |
Gần đây, vào tháng 3/2018 KS Vũ cùng với cán bộ Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, ĐH Cần Thơ đến xã Ô Long Vĩ, Châu Phú, An Giang trò chuyện với nông dân, bàn về giải pháp kỹ thuật cứu ruộng nhiễm muỗi hành.
KS Vũ cho rằng: Giải pháp kỹ thuật mới giúp lúa nhiễm muỗi hành trổ bông là theo "cơ chế đền bù của cây lúa", do chính anh đưa ra - “Nếu cây lúa bị giới hạn sinh trưởng ở thân chính thì sẽ có xu hướng đâm nhánh phụ và tiếp tục sinh trưởng”.
Theo đó, muốn cây lúa đâm nhánh cần: Môi trường đất khô ẩm và bổ sung dinh dưỡng đa dưỡng chất để kích thích đâm nhánh mới. (Ví dụ như NUTRI ACTIVE, sản phẩm chứa 13 chất dinh dưỡng cần thiết cho cây và các sản phẩm khác). Điều kiện cần: Cây lúa phải cách ngày trổ ít nhất là 15 ngày (thời gian để nhánh phát triển hoàn hảo); Môi trường ẩm - khô thích hợp cho việc đâm nhánh hơn môi trường ngập nước.
Nói thêm về "cơ chế đền bù của cây lúa", KS Vũ cho biết: “Cách này có 2 vấn đề tiên quyết, một là phải tạo được môi trường khô ẩm cho ruộng lúa, hai là sử dụng loại dinh dưỡng đặc biệt mới kích thích cây đâm nhánh thành công”.
Qua kết quả thực tế áp dụng giải pháp mới từ "cơ chế đền bù của cây lúa" đã cứu được nhiều diện tích nhiễm muỗi hành ở Tân Hiệp (Kiên Giang), Thoại Sơn (An Giang), Hòn Đất (Kiên Giang)… KS Vũ đã kiểm chứng năng suất đối với ruộng lúa bình thường: Nếu thực hiện theo "cơ chế đền bù của cây lúa" cách ngày lúa trổ 15 ngày thì năng suất ruộng nhiễm muỗi hành không quá khác biệt với ruộng lúa bình thường, lợi nhuận canh tác vẫn rất cao.
KS Vũ cho biết thêm về tập quán gây hại muỗi hành, thông thường bẫy đèn liên tục từ mồng 1 đến 30 âm lịch, những ngày có trăng sáng từ 13 đến 18 âm lịch là muỗi vào đèn nhiều nhất. Nếu có phun thuốc diệt muỗi hành thì phun vào thời điểm có trăng sẽ hiệu quả cao hơn.
PGS.TS Phạm Văn Kim, ĐH Cần Thơ ủng hộ giải pháp kỹ thuật mới này. Theo ông, hiện các nhà nông trồng lúa còn hoang mang về muỗi hành vì thế giải pháp "đâm nhánh" của KS Vũ cần được phổ biến từng phần cho bà con nắm rõ.
Hy vọng từ "cơ chế đền bù của cây lúa" với giải pháp kỹ thuật mới sẽ được nhân rộng giúp nông dân quản lý tốt đối tượng muỗi hành trên ruộng lúa, tiết kiệm chi phí sản xuất và giữ vững năng suất mỗi vụ mùa.
KS Lê Trần Hoàng Vũ mong được chia sẻ giải pháp, quy trình kỹ thuật phòng trị dịch hại muỗi hành giúp bà con nông dân và sẵn sàng hỗ trợ các số liệu cần nghiên cứu khoa học về "cơ chế đền bù của cây lúa". |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn