01:21 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lúa - tôm "ôm mặn"

Thứ hai - 25/08/2014 22:10
Nông dân các tỉnh ven biển ĐBSCL chuẩn bị xuống giống vụ lúa trên nền đất nuôi tôm (lúa – tôm) trong điều kiện khó khăn do lượng mưa năm nay ít, thiếu nguồn nước ngọt để rửa mặn mặt ruộng.
 
Lúa - tôm ôm mặn
Nông dân sản xuất theo mô hình lúa – tôm ở An Minh đang gặp khó do lượng mưa ít, thiết nước ngọt để rửa mặn mặt ruộng



Theo lịch thời vụ của Sở NN-PTNT Kiên Giang, đến thời điểm này vụ nuôi tôm quảng canh trên nền đất lúa đã kết thúc, nông dân cần thu hoạch dứt điểm để xả bỏ nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn mặt ruộng. Nhưng do năm nay lượng mưa ít nên nhiều nơi nông dân vẫn chưa thể rửa hết mặn để gieo cấy lúa.

Ông Út Khoa (Huỳnh Văn Khoa) ở xã Thuận Hòa, An Minh, Kiên Giang, có hơn 1 ha đất làm theo mô hình lúa - tôm cho biết: “Hiện độ mặn trên ruộng của tôi vẫn còn từ 5 - 7%o, dù tôi đã dùng máy bơm rút nước mặn ra 2 lần. Còn những hộ chỉ xả bỏ mà không bơm rút nước ở mương, độ mặn còn tới 15 - 20%o. Với độ mặn cao như vậy thì không thể gieo sạ hay cấy lúa được”.

Theo ông Khoa, sở dĩ năm nay độ mặn cao là do nắng nóng kéo dài, nước trong vuông nuôi tôm bị sắc lại. Nước mặn thấm sâu vào mặt đất, phải có nước mưa nhiều mới có thể rửa hết được. Thế nhưng, chờ hoài mà không thấy mưa lớn.

Vì vậy, đến thời điểm này hầu hết nông dân trong vùng vẫn chưa ai dám tỉa mạ để chuẩn bị đưa xuống cấy mà phải chờ trời mưa nhiều hơn. Trong khi đó, mọi năm thời điểm này nông dân đã cấy mạ được từ 15 - 20 ngày.

Dự kiến, vụ lúa - tôm năm nay toàn huyện An Minh sẽ gieo cấy khoảng 31.550 ha. Riêng đối với những khu vực bị nhiễm mặn quá nặng, không thể làm lúa được, huyện khuyến cáo nông dân trồng một số loại cỏ nước mặn để cải tạo đất trước khi thả nuôi lại vụ tôm năm sau.

"Ngoài các giống lúa mùa địa phương, nông dân nên chọn các giống ngắn ngày như OM 5451, OM 2517, OM 6976, GKG 1 và một số giống lúa lai phù hợp với vùng phèn mặn để gieo sạ. Khung thời vụ đối với lúa mùa gieo cấy tháng 8, 9. Còn đối với lúa ngắn ngày gieo sạ cũng nên tranh thủ làm sớm, không nên kéo dài quá tháng 10, để tránh hạn mặn vào cuối vụ", ông Củi nói.

Nhiều nông dân hy vọng năm nay nhuận (hai tháng 9 âm lịch) nên mùa mưa có thể đến trễ hơn. Vì vậy, lịch gieo cấy lúa trên nền đất nuôi tôm có thể kéo dài hơn mọi năm. Cái khó của SX lúa - tôm là nguồn nước ngọt lệ thuộc hoàn toàn vào nước trời, nên khung thời vụ không thể xê dịch nhiều.

Tại huyện An Biên, Kiên Giang, vụ lúa - tôm đến thời điểm này cũng chưa thể xuống giống.

Ông Nguyễn Việt Bình, Trưởng phòng NN-PTNT An Biên cho biết, theo kế hoạch, vụ lúa - tôm năm nay toàn huyện sẽ gieo cấy 98.000 ha. Nông dân đang thu vét vụ tôm để chuyển qua trồng lúa.

Tuy nhiên, năm nay lượng mưa ít nên phải qua tới tháng 9 mới có xuống giống được. Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân sử dụng các giống ngắn ngày, có khả năng chịu hạn, mặn để đưa vào canh tác.

Tương tự, tại huyện Thới Bình, Cà Mau, nông dân cũng đang mong chờ có mưa để rửa mặn diện tích nuôi tôm, cấy lại vụ lúa. Ông Trần Huy Phong ở xã Biển Bạch cho biết, làm lúa - tôm lệ thuộc nước trời, nên năm nào mưa ít là nông dân gặp khó. Nếu không rửa mặn tốt thì lúa chỉ gieo cấy được khoảng 1 - 1,5 tháng khi rễ ăn sâu xuống gặp mặn trong đất là không thể phát triển được nữa. Nhiều khi bị thất mùa.

Thế nhưng, dù có thất thu nông dân cũng không nên bỏ vụ lúa này. Vì theo các nhà khoa học, cây lúa có tác dụng làm sạch môi trường khi sẽ sử dụng các chất hữu cơ tồn dư lại trong đất từ vụ tôm. Hơn nữa, sau khi thu hoạch lúa, gốc rạ còn lại sẽ là môi trường tốt cho tôm sinh sống cung cấp nguồn thức ăn là các sinh vật phù du.

ThS Trần Quang Củi, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, theo kế hoạch, năm nay toàn tỉnh sẽ gieo cấy 65.000 ha lúa - tôm. Tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển vùng U Minh Thượng. Để đảm bảo vụ lúa, nông dân phải kết thúc vụ tôm trong tháng 8, xả bỏ nước mặn và tận dụng nước mưa để rửa mặn 2-3 lần trước khi gieo cấy lúa.
 

Nguồn: nongnghiep.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 535


Hôm nayHôm nay : 26361

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1417383

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74464354