13:15 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Miền Tây muối đắng

Chủ nhật - 27/03/2016 20:55
Vào những ngày này, chúng tôi về thăm vùng ven biển miền Tây Nam bộ, đúng thời điểm diêm dân ở đây vào vụ thu hoạch muối. Dưới cái nắng nóng hơn 35 độ C cùng những cơn gió mạnh từ biển thổi về khiến cho khách lạ cảm thấy khó chịu, nhưng với diêm dân nơi đây lại coi như một "điềm lành" được "trời" ưu ái, bởi nắng nóng đồng nghĩa với việc muối được mùa…
Muối chất đầy đồng chờ thương lái đến mua. Ảnh: Phương Nghi

Muối chất đầy đồng chờ thương lái đến mua. Ảnh: Phương Nghi

Thế nhưng, theo quan sát của chúng tôi, vụ muối năm nay, nhiều cánh đồng sản xuất muối rộng mênh mông nhưng lại vắng bóng người, chỉ có mấy thợ phụ trách kỹ thuật dẫn nước, gia cố lại bờ ruộng. Nguyên nhân do giá muối quá thấp nên người làm muối không mặn mà.

Được  biết, tỉnh Bạc Liêu - "vựa muối cả nước" với diện tích sản xuất muối trên 2.640ha (tập trung nhiều ở huyện Đông Hải và Hòa Bình), tổng sản lượng muối cung ứng ra thị trường hàng năm đạt từ 200 - 220 ngàn tấn muối thương phẩm. Tuy nhiên, lượng muối niên vụ 2014 - 2015 hiện còn tồn kho khá lớn, gần 100 ngàn tấn. Còn tại Bến Tre, sản xuất muối tập trung nhiều ở huyện Ba Tri, với diện tích sản xuất muối là 882ha (với gần 1.500 hộ). Sản lượng muối thu hoạch năm qua là 58.000 tấn, nhưng sản lượng muối được tiêu thụ chỉ khoảng 50% với giá khá thấp.

Đi dọc các tuyến đê của cánh đồng muối lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long chạy dài từ thành phố Bạc Liêu sang xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình), Điền Hải, Long Điền Đông (huyện Đông Hải) những ngày này, đâu đâu cũng thấy muối chất cao như núi. Thấp thoáng xuất hiện những núi muối trắng tinh như bông bưởi nằm lộ thiên ngoài đồng được cào lên từ những thửa ruộng trải bạt. Còn lại là hàng ngàn núi muối trắng đục, muối phèn và muối đen được cào lên từ ruộng nền đất.

Diêm dân Lâm Ngọc Thủy, ở ấp Vĩnh Mới (xã Vịnh Thịnh, Hòa Bình), xót xa nói: "Chưa năm nào người làm muối lại gặp khó khăn như năm nay, vào thời điểm này năm trước, giá muối khoảng 30.000 đồng/giạ (1 giạ bằng 35kg đối với muối trắng và 45kg đối với muối phèn đen), thì nay chỉ hơn 10.000 đồng/giạ. Đó là giá muối bán được ở những nơi giao thông thuận lợi, hay gần các kênh thủy lợi, còn những đồng muối nằm sâu phía trong và xa các kênh nội đồng phải thuê nhân công chuyển muối ra, chi phí sẽ tăng thêm. Nếu tính ra, diêm dân phải cõng hơn 30kg muối mới đổi được 1kg gạo". Vụ muối đã đến, nhưng nhiều đồng muối ở Bạc Liêu vắng bóng người, bởi giá muối thấp thì sản xuất càng thua lỗ.

Sản xuất muối được coi là một trong những nghề truyền thống lâu đời của diêm dân Bạc Liêu. Bởi, ngoài diện tích sản xuất khá lớn, muối Bạc Liêu còn được nhiều nơi biết đến vì chất lượng và mang những hương vị đặc trưng. Thời gian qua, Bạc Liêu đã xây dựng nhiều chương trình và đầu tư cho sản xuất muối, nhưng không hiểu vì sao, diêm dân vẫn cứ nghèo!? Kéo theo đó là diện tích sản xuất muối cứ teo dần và diêm dân chẳng còn mặn mà với hạt muối. Bởi, phần lớn diêm dân đều phải ăn trước, trả sau, thậm chí phải bán cả muối non, phải chịu ép giá thì lấy đâu ra muối để dự trữ? Do vậy, những chính sách hỗ trợ tăng giá thu mua, hay thu mua tạm trữ thì người hưởng lợi chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp dự trữ muối, còn diêm dân chẳng được là bao.

Ông Nguyễn Trường Hận, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết: "Thời tiết nắng tốt như hiện nay, vụ muối này, toàn huyện Đông Hải sẽ có trên 100.000 tấn muối. Do đó, năm nay có khả năng thừa muối. Về lâu dài, Bạc Liêu kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xúc tiến đầu tư xây dựng kho dự trữ muối quốc gia tập trung tại Bạc Liêu để giải quyết tồn đọng muối trong dân, nhằm khắc phục tình trạng trúng mùa mất giá như hiện nay".

Do thương lái không mua nên phần lớn kho chứa của diêm dân huyện Ba Tri đã đầy. Nay vào vụ muối 2015 - 2016, lượng muối mới được sản xuất, diêm dân chưa biết phải trữ ở đâu. Anh Lê Văn Rô, ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh (Ba Tri, Bến Tre) có diện tích 1ha, vụ muối năm 2014 - 2015, anh đã sản xuất được 1.800 giạ. Niềm vui có được sản lượng cao bị vụt tắt ngay, do giá muối trong năm qua bị rớt xuống khá thấp. Suốt cả năm qua, anh kêu bán với giá chỉ khoảng 22.000 đồng/1 giạ, nhưng chưa có thương lái nào đến xem. Nếu bán với giá này, sau khi trừ các khoản chi phí, anh chỉ thu được khoảng 35 triệu đồng. Tuy nhiên, đến giờ này, muối của anh vẫn chưa tiêu thụ được. Hiện, hai kho chứa của anh đã đầy, nếu không bán được, muối mới sản xuất ở vụ này sẽ phải để ở ngoài ruộng.

Nghề làm muối lắm nhọc nhằn, diêm dân phải lao động quần quật dưới cái nắng hầm hập suốt mấy tháng liền, nhưng hạt muối làm ra chỉ đủ trang trải sinh hoạt thường nhật trong cuộc sống của mỗi gia đình. Năm nào cũng thế, "được giá lại mất mùa, được mùa thì lại rớt giá", chính vì vậy, đời sống của diêm dân cứ chông chênh theo giá muối. Anh Nguyễn Văn Thắng, ở ấp Thạnh Khương, xã Bảo Thuận (Ba Tri) buồn rầu nói: Chưa bao giờ việc sản xuất muối ở đây gặp khó khăn như năm nay. Trong khi đó, công lao động đều tăng, mà giá muối quá thấp và muối chất thành núi trải dài trên cánh đồng không tiêu thụ được khiến người dân vất vả trăm bề.

"Nghề làm muối rất cơ cực, hễ muối được mùa thì giá quá thấp, còn muối mất mùa thì giá lại đẩy lên cao gấp đôi, gấp ba. Vì thế, diêm dân cứ ở mãi trong vòng luẩn quẩn nghèo khó. Những diêm dân nghèo thuê đất sản xuất muối còn khổ hơn nhiều" - anh Thắng cho biết.

zj58_10b
 Anh Lê Văn Rô ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, Ba Tri, Bến Tre buồn rầu bên kho muối tồn đọng. Ảnh: Phương Nghi

Theo ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri, hiện tại, các ngành chức năng đang tập trung thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ diêm dân trong việc phát triển sản suất và tiêu thụ muối. Một trong những giải pháp chủ yếu là khuyến khích việc tiêu thụ muối phục vụ cho hậu cần nghề cá. "Đồng thời, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc để sản xuất muối theo hướng công nghiệp, giúp diêm dân giảm chi phí đầu tư. Riêng một số diện tích sản xuất muối kém hiệu quả sẽ được chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp khác..." - ông Hoàng nói.

Muối mặn thì ai cũng biết, nhưng ngay trên đồng muối ấy, có những mảnh đời, những nỗi vất vả cùng giọt mồ hôi còn mặn hơn cả... muối thì có lẽ ít người biết. Ở đó, cái điệp khúc như một vòng luẩn quẩn đau lòng là cứ thời tiết tốt, sản lượng muối thu hoạch cao cũng đồng nghĩa với việc giá muối hạ thấp, các tư thương luôn tìm đủ mọi cách để ép giá diêm dân. Hơn nữa, giữa mênh mông những cánh đồng ngập muối, diêm dân khó có thể làm nhà để tích trữ, chỉ có thể che sơ sài bằng những lớp rơm mềm mỏng mảnh tránh những cơn mưa thoáng qua hay gió thổi mà thôi. Có lẽ vì thế mà diêm dân luôn nhận sự thua thiệt về mình, mặc dù bản thân họ chính là chủ nhân có quyền quyết định.

Theo: baobienphong.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238

Máy chủ tìm kiếm : 82

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 54655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 233623

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60555580