19:28 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mít non xuất hiện nhiều vết thủng, nhanh thối hỏng

Thứ hai - 05/06/2017 21:46
Để hạn chế mít bị sâu đục quả hay nứt quả khi gặp mưa đồng thời làm quả khi chín được ngon hơn, cần bổ sung phân bón nuôi quả cho cây thời kì quả đang phát triển đến chín bằng các loại phân tổng hợp giàu kali và canxi...

Hỏi: Cây mít đang trong giai đoạn ra và nuôi quả, hiện tại quả non có nhiều vết thủng. Trên các lỗ thủng có nhiều mùn màu nâu đen đùn ra ngoài khiến quả nhanh bị thối hỏng. Xin cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời: Đây là loài sâu đục quả, thường xuất hiện và gây hại khá phổ biến trên các loài cây ăn quả như mít, ổi, táo, hồng xiêm… nhất là khi thời tiết nóng ẩm.

Để phòng trị sâu đục quả cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sau:

- Tỉa bỏ cành già, cành có sâu bệnh để vườn thông thoáng khiến sâu trưởng thành ít chỗ trú ẩn và sinh sản.

- Khi mít ra quả cần tỉa bỏ những quả mọc quá dày. Nếu hai quả quá sít nhau thì nên chêm giữa hai quả bằng bìa cứng hoặc que để chúng tách nhau ra.

- Thời điểm mít bắt đầu ra quả (hình thành tượng) nên sử dụng một số loại thuốc trừ sâu đục quả như: Decis, Katrate, Newfatoc, Sư phụ… phun 2 lần cách nhau 1 tuần (nếu mật độ bướm nhiều) để diệt trứng và sâu non mới nở.

- Tiếp đó dùng các vật liệu như ni lông, giấy xi măng hoặc bao chuyên dùng bọc từng quả để hạn chế sâu hại. Biện pháp bao quả này còn rất hữu ích để phòng ngừa một số đối tượng sâu bệnh khác hại mít quả như rệp sáp, thối nhũn…

- Trường hợp đã phát hiện mít quả có đường đục và phân sâu đùn ra ngoài thì cần làm vệ sinh chỗ vết đục cho sạch nhựa và phân sâu, sử dụng một trong số loại thuốc hóa học có tính thấm sâu và xông hơi như: Decis, Cyperin, Sumicidin, Vibaba, Lorsban, Triceny… phun lần 2 kết hợp với thuốc phòng bệnh nấm, vi khuẩn cách lần trước 4 - 5 ngày, sau đó bao phủ quả bằng ni lông hoặc bao chuyên dùng để quả không bị mưa đọng vào vết hở làm thối quả.

* Lưu ý: Để hạn chế mít bị sâu đục quả hay nứt quả khi gặp mưa đồng thời làm quả khi chín được ngon hơn, cần bổ sung phân bón nuôi quả cho cây thời kì quả đang phát triển đến chín bằng các loại phân tổng hợp giàu kali và canxi. Kết hợp sử dụng phân bón siêu vi lượng qua lá ở các lần phun thuốc trừ sâu bệnh.


Hỏi: Chuồng nuôi như thế nào là đủ điều kiện an toàn sinh học để nhận gà giống?

Trả lời: Để chuồng nuôi đủ điều kiện an toàn sinh học cần thực hiện đủ và đúng 3 nguyên tắc sau đối với trại và từng dãy, ô chuồng nuôi gà:

- Cách ly: Trước khi nhận gà giống 2 tuần, chuồng nuôi úm gà đã được đóng kín cửa, khóa cổng, không có gia súc, gia cầm nào còn trong đó hoặc có thể đi vào trong đó; đã diệt chuột và tiêu diệt côn trùng (ruồi, muỗi, cánh cứng, bọ chét…) trong khu vực; người không có nhiệm vụ không được vào; dụng cụ chăm sóc hàng ngày, dép, ủng của người chăn nuôi cho mỗi ô chuồng đã sẵn sàng.

- Vệ sinh làm sạch: Chuồng nuôi úm, kho thức ăn, kho thuốc của chuồng úm kể cả bạt che, dụng cụ, trang thiết bị để chăn nuôi, chăm sóc đã vệ sinh sạch sẽ; các việc sửa chữa, thay thế điện, nước, dụng cụ đã hoàn thiện; xung quanh chuồng nuôi, nhà kho, lối đi đã dãy dọn, phát quang cây, cỏ; đệm lót đã được làm sạch, phơi khô.

- Khử trùng: Chuồng nuôi, dụng cụ, trang thiết bị, đệm lót đã được khử trùng kỹ theo quy định. Trước cửa mỗi ô chuồng đã có khay hoặc máng khử trùng dép/ủng của người chăm sóc gà.


Hỏi: Nhà tôi đang nuôi gà sinh sản, tuy nhiên ở giai đoạn hậu bị gà không được đồng đều, xin chuyên gia cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời: Có nhiều nguyên nhân làm cho gà nuôi giai đoạn hậu bị không đồng đều về khối lượng dẫn đến không đồng đều về phát dục và tuổi đẻ đầu. Nguyên nhân và biện pháp hạn chế như sau:

Nguyên nhân

Biện pháp

Không đảm bảo về số lượng máng ăn (ít máng ăn hơn quy định)

Đảm bảo đủ số lượng máng ăn

Thức ăn được phân bố đến tất cả các máng ăn bị kéo dài thời gian

Không quá 5 phút, tất cả các máng ăn đều có thức ăn

Không phân đàn theo khối lượng, càng ngày càng có sự chênh lệch nhau về khối lượng

Phân đàn thành các nhóm có khối lượng tương đồng: vượt khối lượng chuẩn, đạt khối lượng chuẩn, nhỏ hơn khối lượng chuẩn rồi cho ăn theo quy định: nhóm vượt khối lượng thì cho ăn giảm 1 gam thức ăn /10 gam khối lượng gà vượt; nhóm gà có khối lượng nhỏ cho ăn tăng thêm 1 g thức ăn /10 gam khối lượng gà hụt

Không sử dụng phương pháp cho ăn hạn chế hợp lý

Sử dụng phương pháp cho ăn hạn chế hợp lý với từng giai đoạn tuổi, hướng sản xuất và kiểu chuồng nuôi gà.

Cho ăn nhiều bữa/ngày

Cho ăn 01 bữa/ngày

Mật độ nuôi nhốt quá chật chội

Đảm bảo mật độ nhốt (nếu nuôi trên nền đệm lót): gà trống không quá 3,5 con/m2; gà mái không quá 6 con/m2

Gà bị bệnh

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để gà khỏe mạnh

Theo ĐÔNG ĐỨC/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 355


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 868733

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64854677