19:17 EDT Chủ nhật, 21/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Năm 2016: Dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản cơ bản được khống chế

Thứ sáu - 25/11/2016 10:08
Sáng nay (25/11), tại Hà Nội, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội nghị phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2016 và kế hoạch năm 2017. Theo lãnh đạo Cục Thú y, dịch bệnh năm nay tại các địa phương trên cả nước cơ bản được khống chế.
Toàn cảnh hội nghị

Toàn cảnh hội nghị

Theo ông Nguyễn Ngọc Tiến - Trưởng phòng Dịch tễ thú y (Cục Thú y), trong năm 2016, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc và gia cầm đã được thực hiện ở 60/63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 55 tỉnh, thành phố được UBND tỉnh bố trí ngân sách dự phòng cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật. Chính nhờ đó, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm về cơ bản đã được kiểm soát tốt hơn, hạn chế được các trường hợp dịch bệnh lây lan trên diện rộng, góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ sản xuất và phát triển chăn nuôi bền vững.

Đối với phòng chống dịch bệnh thủy sản, trong năm 2016, kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản đã được 45/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và trong đó có 30 tỉnh, thành phố được UBND tỉnh bố trí ngân sách dự phòng cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, hệ thống thú y địa phương không đồng nhất và thiếu ổn định nên công tác chống dịch vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt tại tuyến xã, phường. Bên cạnh đó, mặc dù Bộ NN&PTNT và Cục Thú y đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí dự phòng, chống dịch bệnh năm 2016, nhưng đến nay có rất ít kế hoạch được phê duyệt. Tại một số địa phương, việc cập nhật các văn bản chỉ đạo còn chậm, công tác xử lý ổ dịch còn chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật...

Ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y nhận định, mặc dù dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản năm nay cơ bản được khống chế, nhưng nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao và có thể xảy ra bất cứ lúc nào do những biến đổi bất thường về thời tiết như: thiên tai, bão lũ, hạn hán, xâm ngập mặn…

Ông Phạm Văn Đông yêu cầu Chi cục Thú y các địa phương trong thời gian tới cần tăng cường giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản nhất là các dịch bệnh động vật nguy hiểm như cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng gia súc, bệnh dại động vật. Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trên địa bàn, đặc biệt là kế hoạch tiêm phòng vắc xin sớm để chủ động phòng bệnh trước thời điểm có thể xảy ra hạn hán, mưa bão, xâm ngập mặn, giá rét hoặc có các hiện tượng biến đổi khí hậu bất thường.

Ông Phạm Văn Đông cũng đề nghị Bộ NN&PTNT sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý, cho phép thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại giai đoạn 2016-2020; Báo cáo Chính phủ chỉ đạo các địa phương thống nhất, ổn định hệ thống thú y để đảm bảo các nguồn lực phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành văn bản về tăng cường công tác thú y thủy sản, xem xét ban hành Kế hoạch quốc gia về giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm và cá tra phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2017- 2020…


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 218


Hôm nayHôm nay : 59122

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 981182

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64967126