08:24 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Năm 2016: Khống chế chất cấm, tăng cường kiểm tra việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản

Chủ nhật - 13/03/2016 21:50
Năm 2016: Khống chế chất cấm, tăng cường kiểm tra việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản

Năm 2016: Khống chế chất cấm, tăng cường kiểm tra việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản

Năm 2016 xử lý triệt để chất cấm, tăng cường kiểm tra tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau quả” là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tại hội nghị trực tuyến tổng kết đợt cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra ngày 3/3 tại Hà Nội.

 

Triển khai đợt cao điểm từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ ngành liên quan phối hợp cơ quan chức năng phát hiện xử phạt nhiều trường hợp sử dụng các loại chất cấm như: Salbutamol, Vàng ô trộn vào thức ăn chăn nuôi với số lượng lên tới hàng trăm nghìn tấn, thu nộp ngân sách khoảng 1 tỉ 300 triệu đồng. Cơ quan chức năng cũng đã phát hiện 1 nghìn 663 mẫu rau, quả, thịt, cá có chứa chất cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh vượt quá mức cho phép…

 

Các đại biểu cho rằng, công tác thanh tra đột xuất và điều tra  nguồn tin từ đường dây nóng và cơ sở đã tạo sự chuyển biến lớn trong kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, đến cuối đợt cao điểm, lực lượng liên ngành đã lấy 207 mẫu thức ăn chăn nuôi của 32 công ty sản xuất tại 10 tỉnh, thành phố để phân tích chất cấm, kết quả cho thấy không phát hiện mẫu nào dương tính với các loại chất cấm.

 

Cùng với đó là việc chỉnh sửa kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật như: bổ sung danh mục một số chất cấm sử dụng trong lĩnh vực chăn nuôi, Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2015 cũng đã bổ sung quy định xử lý hình sự đối với các đối tượng có sử chất cấm…

 

Tuy nhiên, qua thực tế triển khai nhiều đại biểu đề xuất, mặc dù đạt nhiều kết quả trong chấn chỉnh tình trạng mất an toàn thực phẩm trong nông nghiệp nói chung, kiểm soát chất cấm nói riêng nhưng nếu cơ quan chức năng lơ là, tình trạng tái sử dụng có thể xảy ra. Vì vậy, các trang trại và lò mổ tiếp tục sẽ là tâm điểm để cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện chất cấm.

 

Ông Trần Xuân Việt, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho rằng, về lâu dài cần phải xây dựng các chuỗi nông sản an toàn thực phẩm. Muốn làm được điều này cần phải tổ chức lại sản xuất, có cơ chế chính sách cơ chế khuyến khích nông dân và doanh nghiệp cùng tham gia: Muốn có sản phẩm có nguồn gốc đảm bảo chúng ta phải tổ chức các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Hiện nay khâu hướng dẫn tiêu thụ là đang yếu, cũng đã có nhiều chính sách về hỗ trợ sản xuất và chế biến nhưng hỗ trợ chỉ dẫn thế nào những sản phẩm nông sản an toàn đối với người tiêu dùng lại còn hạn chế. Nếu chúng ta xác định theo chuỗi sẽ kiểm soát được an toàn thực phẩm với những nông sản được chứng nhận an toàn phục vụ người tiêu dùng thì ngoài những chính sách đã có đề nghị phải bổ sung thêm chính sách cho khâu này.

 

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nêu rõ: an toàn thực phẩm nông sản là nhiệm vụ ưu tiên số 1 của ngành do đó phải có kế hoạch hành động tương xứng. Rút kinh nghiệm qua đợt cao điểm, phải chọn ra lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo xử lý.

 

Trong vòng 2 tháng tới, Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt và Tổng cục Thủy sản phải hoàn thành sửa đổi Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt - VietGAP để khuyến khích nông dân sản xuất nông sản có xác nhận an toàn. Đồng thời đề nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung những quy định có liên quan đến mức tồn dư tối thiểu các loại kháng sinh để từ đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như địa phương có cơ sở để giám sát và xử lý vi phạm…

 

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Trong 4 tháng tới chúng ta sẽ tập trung kiểm soát việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, vấn đề này phức tạp nhưng với kinh nghiệm trong xử lý chất cấm nếu cùng phối hợp tập trung chỉ đạo có thể làm được. Tiếp đến là xử lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, quả. Bộ Nông nghiệp sẽ cùng với các địa phương hành động quyết liệt thuốc bảo vệ thực vật, thuốc giả, kém chất lượng.

 

Trong đợt cao điểm đã có 2 nghìn 800 cơ sở được hướng dẫn áp dụng VietGap, trong đó gần 2 nghìn 300 cơ sở được chứng nhận áp dụng Quy trình sản xuất nông nghiệp Tốt. Đến nay, 35 tỉnh, thành phố đã hỗ trợ xây dựng 280 chuỗi cung ứng nông thủy sản an toàn bày bán tại 329 cơ sở phân phối thực phẩm trên cả nước./.

 

Nguồn: mard.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 419


Hôm nayHôm nay : 41155

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 655106

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70882421