09:31 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng cao sức đề kháng cho đàn heo để phòng chống dịch bệnh

Thứ năm - 02/05/2019 21:07
Dịch tả lợn châu Phi đang từng bước được kiểm soát tại nhiều địa phương trên cả nước, nhờ vào việc triển khai quyết liệt các biên pháp an toàn sinh học của các cấp chính quyền, bạn ngành, người dân, doanh nghiệp…

Để tăng cường hơn nữa hiệu quả phòng chống dịch bệnh, bên cạnh công tác an toàn sinh học, các chuyên gia khuyến cáo người chăn nuôi cần đồng thời chủ động và tích cực áp dụng các biện pháp dinh dưỡng, nâng cao sức miễn dịch cho đàn heo.  

Heo khỏe mạnh có sức đề kháng bệnh tật tốt hơn

Sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe vật nuôi. Nó chính là "vũ khí" giúp kháng lại các virus - tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, với những bệnh dịch chưa có vắc xin phòng chống, hay không có thuốc chữa, thì vật nuôi có thể chống chọi với bệnh được hay không chủ yếu là do sức đề kháng.

Rất nhiều bằng chứng cho thấy, heo khỏe mạnh, có hệ thống miễn dịch tốt thì mức độ rủi ro trong việc nhiễm virus sẽ thấp hơn. Theo các chuyên gia, hơn 70% sức đề kháng của động vật nằm ở đường ruột, do đó, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp tạo nền tảng đề kháng tự nhiên cho vật nuôi để phòng ngừa các loại dịch bệnh.

Không phải ngẫu nhiên, dịch bệnh ASF tấn công mạnh nhất và trước tiên tại các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, nơi thường không áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh an toàn, và sử dụng các nguồn thức ăn tạp, thức ăn thừa, không theo tiêu chuẩn vệ sinh và dinh dưỡng. Bởi vậy, bên cạnh các biện pháp vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi đúng theo chỉ dẫn để đảm bảo An toàn sinh học, tránh lây nhiễm dịch bệnh, thì người chăn nuôi cần đặc biệt chú trọng nguồn thức ăn cho đàn heo.

 

Đối với dịch tả lợn châu Phi (ASF) hiện nay, chưa có chất bổ sung hay nguyên liệu nào có thể được chứng minh trực tiếp tác động chống lại virus ASF. Nhưng ngành chăn nuôi thế giới đã đạt được những tiến bộ trong việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hiện đại để đưa ra các giải pháp về dinh dưỡng có thể giúp nâng cao sức đề kháng cho heo, nhờ đó gián tiếp ngăn ngừa nhiễm các loại virus bệnh, bao gồm cả virus ASF. Hiện nay tại Việt Nam đã có những sản phẩm dinh dưỡng tiên tiến nhất, đảm bảo cho heo đủ dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh, năng suất cao, đồng thời có sức đề kháng tốt trước dịch bệnh.  

Dinh dưỡng cho heo từ Tâp đoàn dinh dưỡng vật nuôi hàng đầu thế giới

Là tập đoàn đa quốc gia có hơn 154 năm kinh nghiệm trên thế giới và 24 năm tại Việt Nam, Cargill hiện có hoạt động sản xuất và cung ứng thức ăn chăn nuôi trên cả nước với tầm nhìn về “Dinh dưỡng tốt hơn mang lại cuộc sống tươi đẹp hơn”. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao của Cargill được áp dụng các công nghệ dinh dưỡng vật nuôi tiên tiến, hàng đầu thế giới. 

Các chuyên gia Cargill cho biết, Cargill có những công nghệ độc quyền ứng dụng  vào công thức sản xuất thức ăn cho heo ở mọi giai đoạn phát triển, đặc biệt trong những giai đoạn quan trọng nhất là heo con hay heo nái. Đó là những giải pháp vi lượng và chất phụ gia để tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh cho heo bao gồm cả virus gây dịch tả lợn châu Phi.

 

Để cải thiện hệ thống miễn dịch của heo, Cargill phối hợp 4 công nghệ tác động lên sức đề kháng.

Cụ thể, đó là công nghệ đạm tiêu hóa: tối ưu hóa độ đạm giúp kiểm soát, điều chỉnh dinh dưỡng về đạm phù hợp giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hạn chế tiêu chảy.

Thứ hai là công nghệ bảo vệ đường ruột bằng chất chống oxy hóa tự nhiên. Các tinh dầu, thảo dược có trong sản phẩm của Cargill cùng với công nghệ cân bằng AA ++, chất béo chức năng giúp bảo vệ màng tế bào chắc chắn khỏe mạnh, bảo vệ tế bào chống tác nhân bên ngoài xâm nhập, giúp vật nuôi chống được nhiễm trùng đường ruột.

Tiếp theo, công nghệ kích thích hệ thống miễn dịch cho heo bằng các chế phẩm sinh học, giúp heo sản sinh ra nhiều tiền chất chống viêm, tăng cường sức đề kháng giúp chống bệnh. Cuối cùng là công nghệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng việc bổ sung tinh dầu, axit hữu cơ, chất béo chức năng đặc biệt và chất béo tự nhiên giúp ức chế hại khuẩn tăng lợi khuẩn giúp heo khỏe mạnh.

Các công nghệ trên được áp dụng trong tất cả các dòng sản phẩm dành cho heo của Cargill, là giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp đàn heo khỏe mạnh trong mùa dịch. Bên cạnh đó, Cargill là đơn vị tích cực trong công tác tổ chức và củng cố “hai lớp phòng vệ” đối với dịch bệnh: thức ăn an toàn, chăn nuôi an toàn từ các nhà máy đến các trang trại.  

Từ nhà máy, Cargill xem xét và rà soát tất cả các nhà cung cấp nguyên liệu, các nhà cung cấp phải có các giấy chứng nhận và kiểm dịch cần thiết, đồng thời cam kết nguyên liệu không bị lây nhiễm virus. Cargill chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu từ khu vực đáng tin cậy và thực hiện quy trình sản xuất an toàn thực phẩm FSSC 22000 và ISO 22000.

Ông Mariano Berdegue, Tổng Giám đốc công ty TNHH Cargill Việt Nam cho biết:  “Chúng tôi đã có mặt tại Việt Nam trên 20 năm và trong nhiều năm tới đây sẽ tiếp tục cam kết đồng hành cùng người chăn nuôi Việt Nam kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, không chỉ là ASF mà còn nhiều dịch bệnh khác. Về phần mình, chúng tôi sẽ làm tròn trách nhiệm của một doanh nghiệp không chỉ thông qua việc sản xuất thức ăn chăn nuôi an toàn, mà còn nỗ lực hết sức nhằm đảm bảo hệ thống cung cấp thức ăn đến với khách hàng cũng được tổ chức tốt nhất về mặt an toàn sinh học".

PHƯƠNG HIỀN/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 304

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 303


Hôm nayHôm nay : 46594

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1105854

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72788563