11:17 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng mức cảnh báo với cúm A/H7N9

Thứ hai - 06/03/2017 10:26
- Mới đây, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan đã họp khẩn về chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao trên người và nâng mức cảnh báo.
Cụ thể, trước diễn biến phức tạp của các chủng cúm gia cầm ở cả trong và ngoài nước, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi họp khẩn nhằm tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng chống các chủng cúm gia cầm độc lực cao trên người.


Bộ Y tế họp khẩn để nâng mức cảnh báo với cúm A/H7N9
Theo Bộ Y tế, hiện tại Trung Quốc đã ghi nhận 449 trường hợp cúm A/H7N9 ở người trong đó có hai tỉnh giáp biên giới với Việt Nam là Quảng Tây và Vân Nam. Điều đáng nói là dịch bệnh lần này ghi nhận tỷ lệ tử vong cao hơn (gần 50%) và bệnh lây lan trên quy mô rất rộng.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam ở giai đoạn coi như có ca bệnh xâm nhập để nâng cao tất cả các cấp độ giám sát, không để dịch cúm chết người này lây lan. Do đó, Việt Nam đã nâng mức cảnh báo, giám sát về chủng vi rút cúm gia cầm có độc lực cao trên người.
Còn bà Nguyễn Thu Thuỷ, Phó Cục trưởng Cục Thú ý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cảnh báo: Nguồn lây bệnh cúm A/H7N9 chủ yếu là tiếp xúc với gia cầm. Hiện chưa có bằng chứng chứng minh sự lây truyền từ người sang người đối với chủng cúm này. Tuy nhiên, sự xâm nhập của chủng cúm chết người này là hoàn toàn có thể, vì tại Trung Quốc mức độ của dịch tăng nhanh về số lượng mắc, quy mô.
Chưa kể,  nước ta vẫn chưa chấm dứt được tình trạng vận chuyển gia cầm từ Trung Quốc vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, do vậy nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập là rất cao. Do đó, việc ngăn chặn cúm gia cầm xâm nhập là điều rất quan trọng, vì theo nguyên tắc không có cúm trên gia cầm thì không có trên người. Tuy nhiên, để tránh sơ suất, ngoài việc giám sát trên đàn gia cầm, cũng cần lấy mẫu ở những người nguy cơ cao, tiếp xúc gia cầm để giám sát.
Còn riêng Cục Thú y hiện đang tích cực phối hợp với Bộ Y tế để tiến hành các biện pháp hết sức quyết liệt để ngăn chặn vi rút cúm A/H7N9 xâm nhiễm vào Việt Nam với 4 tình huống đặt ra. Tình huống 1 là khi chưa phát hiện cúm A/H7N9 ở gia cầm, người, môi trường. Tình huống 2 là khi chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 ở môi trường và gia cầm nhưng phát hiện trên người. Tình huống 3 là phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trong môi trường, gia cầm nhưng chưa phát hiện trên người. Tình huống 4 là phát hiện ra trên gia cầm, môi trường và có người mắc bệnh.
Bên cạnh đó, để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm A/H7N9 sang người, Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Đảm bảo ăn chín, uống chín. Nếu người dân có biểu hiện bất thường như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời./.
 
Hà Giang
http://kinhtevadubao.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210


Hôm nayHôm nay : 48185

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 904454

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64890398