13:25 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghệ An trong cơn đại khát

Thứ bảy - 13/06/2015 23:01
Chưa bao giờ nắng hạn gay gắt ở Nghệ An lại kéo dài và diễn biến phức tạp như năm nay.

Sông trơ đáy, ao hồ cạn kiệt, nhiều hecta rừng bị thiêu rụi, ngô và hoa màu chết cháy, ruộng đồng nứt nẻ thành sa mạc bỏ hoang. Bà con vẫn đang phải gồng mình chống hạn, chưa thể bắt đầu một vụ mới. Nông dân xứ Nghệ có nguy cơ trắng tay vụ hè thu, cái đói giáp hạt đang cận kề "gõ cửa”.

Ruộng nẻ chân chim ở Hưng Nguyên

Sông trơ, rừng cháy…

Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ phổ biến từ 39- 40 độ C, thậm chí có nơi nhiệt độ còn ghi nhận trên 42 độ C  khiến nhiều đoạn trên sông Lam, sông Con rơi vào cảnh trơ đáy, một số đoạn qua các huyện Thanh Chương, Nam Đàn lộ rõ những bãi cát lớn giữa sông, nước luôn trong tình trạng độ âm, thậm chí ở một số vị trí, người dân có thể từ bờ tả ngạn qua bờ hữu ngạn một cách dễ dàng. Sát chân cầu Rộ, đoạn qua xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, nơi có hơn chục hộ dân vạn chài đang quây quần sinh sống. Nắng nóng gay gắt khiến cho bà con vạn chài không thể mưu sinh. Loay hoay dọn bữa ăn trưa cho chồng và các con dưới cái nắng như đổ lửa, chị Nguyễn Thị Hà thở dài: “Những năm trước cũng nắng nhưng có bao giờ kéo dài như thế này đâu, nếu nắng hạn cứ tiếp tục kéo dài thì chúng tôi cũng thiếu nước sinh hoạt chứ đừng nói đến chuyện đánh cá”. Chị Hà cũng cho biết do nước cạn kiệt nên tôm cá cũng ít đi, mà khổ nỗi vì sông trơ đáy nên nhiều ngày qua con thuyền của gia đình chị cũng chỉ nằm một chỗ mà không đi nổi. Đói quá, dân chài rủ nhau lội ra sông cào hến nhưng hến lại rẻ nên bữa nào cũng ế ẩm. “Cố gắng lắm mỗi ngày cũng chỉ được trăm ngàn bạc thôi”, chị Hà lắc đầu nói.

Nắng nóng nhiệt độ cao, nhiều ngày không mưa đã khiến cho tầng thực bì dày, khô rất dễ bén lửa, khi kết hợp với gió Lào đã khiến cho nhiều  hecta rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị thiêu rụi. Theo số liệu tổng hợp từ Chi cục Kiểm lâm, tính đến này 4/6, toàn tỉnh đã xảy ra 6 vụ cháy rừng với tổng diện tích là 37,87ha. Trong đó diện tích có rừng  là 24,17ha; không rừng (cây bụi lau lách) là 14,7ha. Nghiêm trọng nhất là vụ cháy tại xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương hôm 25/5 vừa qua, đám cháy đã lan sang 2 xã của huyện Nam Đàn thiêu rụi 23ha rừng.

Ruộng ngô bị cháy nắng ở Đô Lương.

Đồng  hoang …

Chiều 9/6, chúng tôi về xã Hưng Châu - vùng đồng quê chiêm trũng này, cứ ngỡ là bờ xôi ruộng mật nhưng lại là nơi chịu đựng hạn hán rất nặng nề. Nơi bắt đầu địa phận xã Hưng Châu là sông Đào  giờ đây đã cạn trơ đáy, phía trước mắt là cánh đồng bạc trắng, nứt nẻ bỏ hoang vì không có nước để gieo trồng.

Đứng bên cánh đồng bạc phếch nắng, anh Lê Hữu Cầu ở xóm 2, xã Hưng Châu  buồn bã: "Vào thời điểm này, vụ hè thu trước cánh đồng lúa đã lên xanh. Nhưng bây giờ trong tình trạng nứt nẻ, khô khốc, không một giọt nước.  Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc gieo mạ,  nhưng thời tiết như hiện nay tôi đang lo cho vụ hè thu năm nay sẽ mất trắng. Nhìn đất bỏ hoang vì hạn mà tiếc đứt ruột”.

Đất cày ải Nghĩa Đồng-Tân Kỳ chờ mưa

Không chỉ anh Cầu mà cả cánh đồng rộng tới hơn  200 ha  ở xã Hưng Châu này  giờ đang trở thành nơi chăn thả trâu bò vì không có nước để gieo trồng. Ông Nguyễn Ngọc Quyền, Chủ tịch UBND xã Hưng Châu than thở: để “ cứu dân”, cán bộ xã đã mạnh dạn hợp đồng với trạm bơm xã Hưng Xuân để điều tiết  nước về  nhưng tiền điện ngốn quá nhiều so với lượng nước bơm được. Trước nguy cơ 60% diện tích mạ còn lại có nguy cơ chết yểu do nắng hạn, xã Hưng Châu cầu cứu lên huyện. Mới đây  Phòng Nông nghiệp huyện cùng với đơn vị thuỷ lợi Nam Nghệ An đã cho lập trạm bơm dã chiến. “Hy vọng nguồn nước này cũng chỉ đủ cứu mạ thôi chứ đừng nói đến chuyện cấy. Nếu tình hình nắng nóng kéo dài, tôi lo cho vụ hè thu này sẽ không sản xuất được mất thôi”, ông Quyền nói.

Ruộng hoang để thả bò

Gồng mình chống hạn

Hiệu ứng của gió Tây Nam vẫn tiếp tục uy hiếp Bắc Trung Bộ, khiến tình trạng khô hạn gay gắt ở Nghệ An càng thêm trầm trọng. Vụ hè - thu năm nay  đang trong tình trạng hết sức bếp bênh vì thiếu nước.  Toàn tỉnh Nghệ An có 625 hồ đập, trong đó có 64 hồ đập lớn, nhưng hiện đang trong tình trạng báo động vì lượng nước cạn dần. Theo báo cáo nhanh từ Phòng trồng trọt - Sở NN & PTNT Nghệ An thì do hạn hán nên diện tích gieo cấy gặp khó khăn. Toàn tỉnh dự kiến gieo trồng 55.000 ha, mới cấy được 33.000 ha, còn lại 22.000 ha không thể cấy được do thiếu nước. Tuy nhiên, trên những cánh đồng đã được gieo cấy lúa đang ngắc ngoải vì hệ thống thủy lợi cạn khô. Nguy cơ nước mặn xâm lấn vào sông Lam đang trở thành vấn đề đáng lo ngại.

Ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Công ty Thủy lợi Bắc Nghệ An, cho biết: "Trước tình hình nắng hạn khốc liệt, công ty đã huy động nhân lực, vật lực lên phương án lịch tưới ở các hệ thống thủy lợi và hồ chứa, lập trạm bơm dã chiến địa phương để bơm nước các kênh rạch, hỗ trợ tưới. Thế nhưng do nắng nóng kéo dài, các hồ đập mực nước chỉ còn 20- 25/% dung tích thiết kế nên không đáp ứng, cấp nước tưới đủ được. Vụ hè thu năm nay đang từng ngày phụ thuộc vào thiên nhiên.

Sông con Tân Kỳ  gần cạn trơ đáy

Ông  Nguyễn Văn Hoa, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Nghệ An cũng cho biết: Chi cục đã nắm chắc tình hình hạn hán trên địa bàn để tham mưu cho Sở Nông nghiệp. Hiện Sở đã đề nghị tỉnh giao cho Thủy điện khe Bố, Thủy điện Bản Vẽ  phải tăng cường xả nước chống hạn. Hiện, các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An và nhân dân đang dùng nhiều biện pháp  tích cực để chống hạn như huy động sức dân nạo vét lòng sông, kênh mương…

Theo dự báo của khí tượng thuỷ văn, nắng nóng vẫn sẽ tiếp thục kéo dài trong những ngày tới vì vậy bà con nông dân vẫn chưa thể xuống đồng bắt đầu cho vụ mới. Nông dân xứ Nghệ có nguy cơ trắng tay vụ hè thu, cái đói giáp hạt đang cận kề "gõ cửa”…

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 107

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 105


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1285792

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72968501