08:54 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghiên cứu sự biến động của quần thể rầy nâu ở Phú Yên

Thứ ba - 27/06/2017 04:56
Th.S Đặng Văn Mạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Phú Yên cho biết thời gian qua rầy nâu bùng phát, gây hại nhiều diện tích lúa ở tỉnh này.
Tiến sĩ Nakamura Satoshi (bên phải) hướng dẫn hướng dẫn Chi cục BVTV Phú Yên lắp đặt bẫy gió

Tiến sĩ Nakamura Satoshi (bên phải) hướng dẫn hướng dẫn Chi cục BVTV Phú Yên lắp đặt bẫy gió

Phương pháp của ngành BVTV cũng như bà con nông dân lâu nay là tiến hành điều tra hàng tuần theo định kỳ tại ruộng để theo dõi xem có sự xuất hiện gây hại của rầy nâu hay các loại rầy khác trên cây trồng hay không. Với việc làm này không thể dự báo được khi nào rầy xuất hiện, hoặc là rầy xuất hiện nhiều hay ít.

Để khắc phục hạn chế đó, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học, nông nghiệp quốc tế Nhật Bản (JIRCAS) đã giúp Phú Yên đặt các bẫy gió bắt được rầy nâu bay qua. Dựa trên phân tích số liệu, có thể dự báo trong thời gian tới loại rầy nào sẽ gây hại cây trồng nào để chủ động phòng trừ. Đó là tính hiệu quả của bẫy gió so với cách điều tra thông thường.

Tiến sĩ Nakamura Satoshi và TS Mizuki Matsukawa thuộc JIRCAS vừa có chuyến đi đến Phú Yên lắp đặt bẫy gió thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự biến động quần thể rầy nâu tại Việt Nam”. TS Nakamura Satoshi cho biết, với độ cao 10m, bẫy gió sẽ bắt được rầy di cư từ xa đến để xác định sự biến động quần thể và khả năng di cư của rầu nâu qua địa bàn Phú Yên.

Ông nói: "Mục tiêu của chúng tôi đến Phú Yên lần này là muốn xây dựng các bẫy gió. Việc đặt các bẫy nhằm xác định các loại rầy, đặc biệt là rầy nâu di cư. Khi bắt được rầy nâu chúng tôi sẽ phân loại ra rầy nâu hay rầy lưng trắng. Thông qua đó chúng tôi nghiên cứu hướng gió tác động đến sự biến đổi quần thể cũng như sự di cư của rầy nâu ra sao?".

"Việc đặt bẫy gió là để nghiên cứu khoa học, vậy nghiên cứu này có chuyển giao ứng dụng cho người dân không, thưa tiến sĩ?", chúng tôi đặt câu hỏi. Ông trả lời dứt khoát: "Đó là điều hiển nhiên. Mục tiêu của bẫy gió, đầu tiên là phục vụ nghiên cứu. Từ nghiên cứu đó, các nhà khoa học phân tích đánh giá kết quả rồi chuyển giao ứng dụng cho người dân vào thực tế SX. Qua thực tế mới khẳng định tính hiệu quả".

Được biết, trong quá trình thực hiện đề tài, JIRCAS đã lắp đặt 4 bẫy gió tại các tỉnh Phú Yên, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên- Huế, Nam Định. Thời gian tới, các nhà khoa học Nhật Bản sẽ phân tích dữ liệu chung từ dữ liệu lắp đặt bẫy gió tại 4 tỉnh trên để có kết luận chính xác về sự biến động quần thể rầy nâu tại Việt Nam.

Theo LA HAI/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 211

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 208


Hôm nayHôm nay : 55245

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1193349

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71420664