17:45 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngọt thơm mật mía xứ Nghệ

Thứ ba - 19/12/2017 08:55
Khi tiết trời heo may, những ruộng mía bạt ngàn ở Nghệ An bắt đầu cho thu hoạch thì cũng là lúc mùa ép mật ở các huyện Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn.. bước vào vụ Tết. Nổi tiếng bởi độ thơm ngon và màu sắc đẹp, mật mía nơi đây đang được nhiều người tiêu dùng ưa thích.
 

Những ngày cuối năm, những lò mật mía nức tiếng ở xã Thọ Sơn, Anh Sơn lại có dịp đỏ lửa để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng gần xa.

Ở lò nấu mật của gia đình anh Ngân Văn Hà, thôn 4, xã Thọ Sơn, thời điểm này cũng đang chạy hết công suất để cho ra lò những mẻ mật thơm ngọt phục vụ nhu cầu Tết. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, anh Hà chia sẻ: Để chế biến được một lít mật là cả quá trình phức tạp và tốn nhiều công sức. Công đoạn vất vả nhất là ép mía. Ngày trước làm hoàn toàn bằng tay nên vất vả lắm. Mấy năm trở lại nay, người ta chế tạo ra máy nghiền mía nên công đoạn này trở nên nhẹ nhàng hơn.

 

Sau khi ép xong, nước mía được đổ vào các chảo lớn để bắt đầu quá trình đun nấu.

Theo anh Hà, việc nấu thành phẩm cũng là một quá trình phức tạp yêu cầu người nấu phải có kỹ thuật, kinh nghiệm mới có thể cho ra những mẻ mật thơm ngon. Quan trọng nhất là giữ lửa trong lò luôn ổn định. Nếu lửa quá to, tay đảo không đều mật dễ bị cháy. Nếu lửa quá nhỏ thì công đoạn keo mật sẽ rất lâu.

 

Người nấu phải luôn đảo liên tục sao cho thật đều tay. Khi nồi mật bắt đầu sôi, nếu không vớt kịp bọt, để bị trào thì mật sẽ có màu đen, kém thơm ngon. Khi nào thấy nước mía chuyển sang sền sệt và có màu đỏ là được.

Nước mía được đun sôi liên tục. Thông thường phải mất từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ mới cô đặc thành mật.

 

Sau khi mật được nấu xong người ta múc mật vào nồi hoặc chậu để nguội rồi đóng chai xuất bán cho khách hàng. Anh Vi Văn Quang ,người dân xã Thọ Sơn, cho biết: “Mật mía ở đây thơm ngon nên được ưa chuộng. Mấy năm gần đây, nhờ sản xuất mật mía mà đời sống của chúng tôi ngày một cải thiện”. 

Hiện, toàn xã Thọ Sơn có khoảng 10 hộ làm nghề ép mật mía, ngoài việc thu mua mía cho người dân, nghề ép mật còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

 

Với nhiều người dân miền Tây xứ Nghệ, mật mía là thứ không thể thiếu trong những ngày Tết Nguyên đán. Sản phẩm thường được dùng để làm các loại như: Chè lam, bánh trôi, bánh mật… hoặc nấu những món chè trong những ngày ông Công, ông Táo.

Huyền Trang/kinhtenongthon.com.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 111

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 110


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 525583

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70752898