21:46 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Chủ nhật - 01/03/2020 22:07
Hiện nay, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao rất thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm tồn tại và phát triển. Đồng thời, các ổ dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại một số địa phương trong cả nước, đặc biệt trong đó có tỉnh tiếp giáp Hà Tĩnh là Nghệ An đã xảy ra các ổ dịch cúm gia cầm và đang có những diễn biến phức tạp.


Theo số liệu báo cáo từ Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh, toàn tỉnh hiện có khoảng 9 triệu con gia cầm và số hộ dân chăn nuôi nhỏ lẽ còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Để công tác phòng chống bệnh cúm gia cầm có hiệu quả, người chăn nuôi cần thực hiện tổng hợp các biện pháp sau:
1. Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi: thực hiện tốt nguyên tắc cơ bản như:
1.1. Cách ly và kiểm soát vào, ra khu vực chăn nuôi. Việc thực hiện tốt việc cách ly và kiểm soát ra, vào khu vực chăn nuôi sẽ góp phần ngăn chặn được các loại mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở chăn nuôi và ngược lại.
- Chuồng nuôi gia cầm cần cách xa các chuồng nuôi động vật khác, khu dân cư, đường giao thông lớn và khu công cộng như chợ, trường học, bệnh viện..., có tường bao quanh, có hố khử trùng...
- Thực hiện cách ly và kiểm soát gia cầm giống mới nhập về (mua gia cầm giống từ cơ sở an toàn dịch bệnh, cách ly ít nhất 14 ngày).
- Kiểm soát con người: Hạn chế khách tham quan; Người vào khu chăn nuôi cần có quần áo, bảo hộ lao động đảm bảo vệ sinh dùng riêng trong khu chăn nuôi; Đi từ khu sạch sang khu bẩn, hạn chế đi lại giữa các khu.


Rải vôi tại cổng ra vào và xung quanh khu vực nuôi

- Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi.
- Kiểm soát thức ăn, nước uống
- Kiểm soát động vật khác, côn trùng: Có biện pháp ngăn các động vật khác như chó, mèo, chuột, chim, côn trùng... vào chuồng nuôi.
1.2. Vệ sinh làm sạch
Vệ sinh làm sạch nhằm loại bỏ tất cả bụi bẩn và các chất hữu cơ (thức ăn thừa, phân chất thải…) bám bẩn khỏi bề mặt các dụng cụ, thiết bị, sàn, tường, trần nhà,... Khi tất cả các chất bẩn bị loại bỏ, sẽ không còn các chất hữu cơ để nuôi dưỡng và chứa mầm bệnh. Việc vệ sinh làm sạch giúp loại bỏ trên 80% mầm bệnh tại trại chăn nuôi.
*Các đối tượng cần thực hiện vệ sinh làm sạch thường xuyên như: Phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ; Quần áo, giày dép, tay chân của người chăn nuôi và khách; Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi; Dụng cụ sử dụng tại trại như: máng ăn, máng uống, khay đựng trứng…;Ổ đẻ (đối với gia cầm sinh sản); Thay và bổ sung đệm lót chuồng khi bị ướt; Phân rác thu gom vào đúng nơi quy định (xa chuồng nuôi) và xử lý (ủ, đốt...)Định kỳ tổng vệ sinh cả trong và ngoài chuồng nuôi.
*. Cách vệ sinh làm sạch
- Vệ sinh khô: Hàng ngày cần quét dọn, thu gom rác và chất thải (phân rác, chất độn chuồng ẩm ướt, lông, trứng vỡ, xác gia cầm…) cho vào nơi quy định để xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Vệ sinh ướt: Cọ rửa sạch dụng cụ, chuồng trại bằng nước với xà phòng hoặc chất tẩy rửa. Thực hiện sau khi đã vệ sinh khô và thực hiện theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài!

*. Khử trùng

 Khử trừng là một trong 3 nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi an toàn sinh học, tuy nhiên hiệu quả của việc khử trùng tùy thuộc vào chất lượng của việc vệ sinh làm sạch trước đó. Mục đích khử trùng nhằm loại bỏ những mầm bệnh còn sót lại sau khi đã vệ sinh làm sạch chuồng trại, dụng cụ và thiết bị phục vụ chăn nuôi.

- Khử trùng phương tiện vận chuyển, quần áo, dụng cụ (bơm, kim tiêm, máy cắt mỏ, khay trứng…) trước khi vào sử dụng và sau khi sử dụng.

- Định kỳ khử trùng các thiết bị và dụng cụ chăn nuôi khác.

* Nguyên tắc và các bước phun khử trùng

- Nguyên tắc thực hiện khi phun khử trùng

+Phun khử trùng sau khi đã làm vệ sinh sạch sẽ

+ Sử dụng đúng nồng độ, liều lượng, đảm bảo thời gian tiếp xúc ít nhất 10 phút với bề mặt sạch.

+ Chỉ sử dụng các chất khử trùng được khuyến cáo, pha dung dịch khử trùng đúng nồng độ (theo chỉ dẫn của nhà sản xuất).

+ Đảm bảo an toàn cho người làm, phôi giống và gia cầm con.

+ Phun xuôi chiều gió.

+ Phun từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

+ Phun theo hình chữ Z, lượt sau phun đè lên một phần của lượt trước để thuốc thấm đều lên toàn bộ bề mặt cần khử trùng

-  Những chuẩn bị cần thiết khi khử trùng

Sau khi vệ sinh làm sạch, người chăn nuôi cần chuẩn bị tốt các điều kiện về thiết bị, hoá chất, các dụng cụ bảo hộ để đảm bảo thực hiện khử trùng đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi như quần áo bảo hộ (quần dài, áo sơ mi dài tay), ủng, mặt nạ phòng độc/khẩu trang phòng hoá chất, kính bảo hộ, mũ và găng tay.

Đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn mác để chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ pha thuốc cho phù hợp (tên hóa chất, thành phần, tỷ lệ pha, liều pha, mức độ độc hại, các yêu cầu về dụng cụ,…)

2. Phòng bệnh bằng vắc-xin và tăng cường sức kháng bệnh cho gia cầm

Chủ động tiêm vắc-xin cúm gia cầm và các vắc-xin phòng bệnh khác theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng: Chuồng nuôi phù hợp với lứa tuổi, giống gia cầm, đảm bảo về nhiệt độ, mật độ nuôi, thức ăn, nước uống...bổ sung vitamin, men tiêu hóa và các thuốc trợ sức, trợ lực định kỳ hoặc khi có yếu tố bất lợi để tăng sức kháng bệnh cho gia cầm.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gia cầm

3. Chống bệnh cúm gia cầm
Thường xuyên quan sát đàn gia cầm để sớm phát hiện, thải loại những gia cầm ốm, yếu ra khỏi đàn và xử lý, điều trị nếu cần thiết.
Khi thấy gia cầm có hiện tượng ốm, chết nghi mắc cúm gia cầm, phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở, chính quyền địa phương. Không bán chạy, ăn thịt gia cầm ốm, gia cầm trong đàn bị bệnh, không vứt xác chết, chất thải bừa bãi.
Gia cầm bị tiêu hủy trong các trường hợp sau đây:
- Đàn gia cầm phát hiện mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao;
- Đàn gia cầm nuôi thả rông xung quanh mà chưa được tiêm phòng vắc xin cúm và đã tiếp xúc với đàn gia cầm mắc bệnh hoặc tiếp xúc với đàn gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao;
- Việc tiêu hủy gia cầm phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính vi rút cúm A/H5N1 hoặc vi rút cúm A/H5N6 hoặc chủng vi rút cúm có khả năng truyền lây bệnh và gây tử vong cho người hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận là mắc bệnh cúm gia cầm.
Bao vây ổ dịch, tiêu huỷ toàn bộ gia cầm chết, mắc bệnh và gia cầm khác trong đàn bằng cách đốt hoặc đào hố chôn sâu với chất sát trùng hoặc vôi bột. Tổng vệ sinh toàn bộ khu vực, trống chuồng theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Theoo Nguyễn Hoàn/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cúm gia

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 169


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1177692

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72860401