Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn,... gây hại trên lúa ở giai đoạn đòng đến trỗ chín. Chuột gây hại nhẹ trên các trà lúa, nặng hại cục bộ. Ốc bươu vàng lây lan theo nguồn nước.
Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu phổ biến tuổi 5 - trưởng thành, xuất hiện và gây hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đạo ôn lá, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, sâu đục thân... phát triển gây hại giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ; Chuột gây hại ở giai đoạn đòng trỗ đến chín; ốc bươu vàng gây hại giai đoạn mạ. Muỗi hành (sâu năn): xuất hiện cục bộ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh-đòng tại một số địa phương. Kết hợp với thời tiết se lạnh, trời âm u, có sương mù là điều kiện thích hợp cho muỗi hành phát sinh phát triển. Các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang cần theo dõi chặt chẽ đối tượng này để có biện pháp quản lý hiệu quả.
- Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại.
- Trên cây rau, màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, ruồi đục lá, bệnh phấn trắng, bọ trĩ, nhện đỏ,… phát sinh gây hại nhẹ; bệnh xoăn lá virus tiếp tục gây hại trên cây cà chua.
- Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp, sâu vẽ bùa,... tiếp tục hại.
- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam.
- Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp,... tiếp tục gây hại.
- Cây mía: Bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ, sâu non bọ hung,... hại cục bộ vùng ổ dịch.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại, có khả năng phát sinh gây hại tăng.
- Cây cà phê: Bọ cánh cứng hại cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản ở Kon Tum, Đắk Lắk.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm,... tiếp tục gây hại.
- Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành,... tiếp tục gây hại tăng.
- Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thán thư,...gây hại nhẹ.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.
- Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh thối nõn,... tiếp tục gây hại.
Theo CỤC BVTV/nongnghiep.vn
KHUYẾN CÁO Công ty Cổ phần Nông Dược HAI khuyến cáo nông dân các giải pháp phòng trừ như sau: Trên lúaĐạo ôn lá (cháy lá), đạo ôn cổ bông: Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ bệnh NEWBEM 750WP với liều dùng: 0,3-0,4 kg/ha. Đạo ôn lá: phun khi bệnh vừa xuất hiện. Đạo ôn cổ bông: phun trước khi lúa trổ. Thuốc hỗn hợp rất tốt với AVISO 350SC, BONNY 4SL. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Có khuynh hướng tăng do điều kiện mưa nhiều, khuyến cáo phun thuốc đặc trị vi khuẩn BONNY 4SL. Phun khi bệnh chớm xuất hiện. Bệnh khô vằn: Khi vết bệnh vừa xuất hiện, tháo cạn nước trên ruộng và phun một trong các sản phẩm thuốc trừ bệnh AVISO 350SC, CATCAT 250EC hoặc VALI 5SL. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Sử dụng thuốc chuyên trừ rầy APPLAUD 25WP, phun khi rầy non mới xuất hiện. Ốc bươu vàng: Sử dụng HONEYCIN 6GR với liều dùng: 5 – 6 kg/ha. Rải đều ruộng hoặc rải theo rảnh nước. Thuốc phối hợp rất tốt với thuốc trừ sâu NOUVO 3.6EC. Trên cây trồng khácSâu keo mùa thu/ngô (bắp): Khuyến cáo phun luân phiên thuốc trừ sâu HOPSAN 75EC hoặc WELLOF 330EC. Phun khi sâu mới xuất hiện, lúc trời mát và ướt đều cây trồng. Bệnh vàng lá thối rễ/cây có múi: Đầu mùa mưa: rải quanh vùng rễ của cây thuốc trừ sâu WELLOF 3GR. Kết hợp xử lý thuốc trừ bệnh MANOZEB 80WP. Giữa mùa mưa: tiếp tục rải WELLOF 3GR và tưới gốc hỗn hợp thuốc trừ bệnh (pha 10 ml BONNY 4SL + 15 g SIMOLEX 720WP/ 5 lít nước/ 1 gốc cây trưởng thành). Cuối mùa mưa: xử lý thuốc trừ bệnh MANOZEB 80WP (20 g/ gốc). Bệnh khảm/sắn (mì): Dùng luân phiên các loại thuốc trừ sâu HOPSAN 75EC, NURELLE’D 25/2,5EC; WELLOF 330EC; AZORIN 400WP để trị bọ phấn trắng – là môi giới truyền bệnh. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028.38.292.805 - 1800.577.768 Fax : 028.38.223.088 Website: www.congtyhai.com. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn