Các tỉnh phía Bắc
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Hại diện hẹp lúa mùa cực sớm - sớm và trên các giống nhiễm.
- Sâu đục thân 2 chấm: Trứng nở, sâu non gây hại dảnh héo trên lúa mùa cực sớm - sớm.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành lứa 5 tiếp tục vũ hoá và đẻ trứng.
- Ốc bươu vàng, chuột hại tăng; ruồi, châu chấu tre, bệnh đạo ôn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn… gây hại trên lúa mùa cực sớm, sớm - chính vụ.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 5 gây hại tăng trên lúa HT giai đoạn đứng cái - làm đòng và trên lúa mùa giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái, khả năng gây trắng lá tại Nghệ An, Hà Tĩnh nếu tổ chức phòng trừ không kịp thời.
- Bệnh lùn sọc đen: Tiếp tục có xu hướng gây hại tăng.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Có xu hướng tăng trên lúa HT ở giai đoạn đứng cái - làm đòng.
- Bệnh khô vằn, bệnh bạc lá... có xu hướng phát sinh tăng.
- Chuột tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên các trà lúa đẻ nhánh - làm đòng.
Ngoài ra, bọ trĩ, tuyến trùng rễ, sâu keo... tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ.
Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- Trên lúa XH và lúa HT sớm giai đoạn đòng trỗ: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép thối hạt, bệnh khô vằn... hại cục bộ.
- Trên lúa HT: Ốc bươu vàng gây hại cục bộ; bọ trĩ, sâu keo, dòi đục nõn... gây hại trên mạ. Bệnh đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... gây hại nhẹ trên lúa giai đoạn đòng trỗ. Bệnh đạo ôn lá phát sinh hại cục bộ trên lúa HT và lúa rẫy giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng.
- Chuột gây hại tăng.
Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu: Đây là thời điểm thích hợp trồng lúa TĐ - mùa xuống giống né rầy, hạn chế rầy nâu di trú và truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
- Bệnh đạo ôn, lem lép hạt có khả năng gây hại do điều kiện thời tiết mưa nhiều.
- Lưu ý sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, khô vằn xuất hiện và gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng; chuột gây hại ở giai đoạn trỗ - chín.
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn