09:08 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 29/5 – 4/6)

Thứ hai - 28/05/2018 20:48
Các tỉnh phía Bắc: Rầy lứa 3 tiếp tục gây hại diện hẹp chủ yếu hại trên lúa trà chính vụ và trà muộn, trên các giống nhiễm.

1. Trên lúa

Sâu đục thân 2 chấm tiếp tục gây bông bạc trên trà lúa trỗ sau 25/5. Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại trên các giống nhiễm (Thiên ưu 8, LT2, Bắc thơm số 7, BC15…), nơi có tỷ lệ bệnh trên lá cao trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Chuột, bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt hại tăng; nhện gié, bệnh lùn sọc đen hại nhẹ.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ: Chuột, rầy, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, đen lép hạt... tiếp tục gây hại trên lúa đông xuân trà muộn giai đoạn chín, hại nặng cục bộ một số vùng. Ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ... tiếp tục phát sinh gây hại trên mạ và lúa hè thu mới gieo sạ.

Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

- Rầy nâu, sâu đục thân, bệnh khô vằn... phát sinh gây hại trên lúa xuân hè và hè thu sớm, lúa mùa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến đòng. Sâu keo, bọ trĩ... phát sinh hại chủ yếu trên lúa hè thu ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Chuột hại cục bộ trên lúa hè thu giai đoạn xuống giống đến đẻ nhánh và hại trên lúa xuân hè ở giai đoạn đòng. Ốc bươu vàng phân bố chủ yếu ở vùng trũng thấp, kênh mương, các khu ruộng đã gieo sạ lúa xuân hè và hè thu.

Các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL:

- Rầy nâu chủ yếu trưởng thành. Các địa phương chưa xuống giống lúa hè thu cần tranh thủ làm đất, theo dõi rầy di trú để xuống giống né rầy trong đợt cuối tháng 5, đầu tháng 6/2018 nhằm hạn chế rầy nâu di trú truyền virus bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa non.

- Bệnh đạo ôn: Dự báo trong 7 ngày tới sẽ tiếp tục phát triển gây hại trên lúa hè thu ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, đặc biệt trên những ruộng sử dụng giống nhiễm bệnh, sạ dầy, bón phân đạm nhiều ở đầu vụ.

Ngoài ra, lưu ý các đối tượng khác: Ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh; bệnh đen lép hạt, chuột ở giai đoạn trỗ đến chín.

2. Trên cây trồng khác

Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh… trên rau màu, bệnh chổi rồng trên nhãn, bệnh đốm nâu trên thanh long, bệnh greening trên cây có múi, tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh chết chậm trên hồ tiêu, bọ xít muỗi và thán thư trên cây điều, bọ cánh cứng và vòi voi trên cây dừa, bệnh khô cành và gỉ sắt trên cà phê, bệnh khảm lá virus trên sắn… tiếp tục gây hại.

CỤC BVTV

Khuyến cáo

Trên lúa:

+ Để phòng trừ rầy nâu, sử dụng Applaud 25WP - Giải pháp trừ rầy nâu (môi giới truyền bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá) (700g/ha), hoặc sử dụng Wellof 3GR (12 - 15kg/ha).

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ sử dụng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít) hoặc Wellof 330EC (0,8 - 1 lít/ha). Để trừ sâu đục thân hại lúa, sử dụng Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1,5 lít/ha).

+ Sử dụng Bonny 4SL (0,75 lít/ha) phun khi bệnh chớm xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5 – 10%.

+ Sử dụng Aviso 350SC (0,35 lít/ha) để phòng trừ bệnh lem lép hạt.

+ Sử dụng Pulsor 23DC (0,22 - 0,33 lít/ha), Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện. Ngoài ra để kích thích cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, tránh hiện tượng nghẹn đòng khi trổ sử dụng Dekamon 22.43L (6ml/bình 16 lít nước).

Cây rau:

+ Sử dụng phân bón lá Foliar Blend (50ml/16 lít nước) để cung cấp dinh dưỡng vi lượng dễ hấp thụ cho cây trồng, kích thích sự sinh trưởng phát triển của cây trồng (thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp và trao đổi chất) đồng thời kích thích sự phát triển của vi sinh vật có ích trong đất, giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch.

+ Sử dụng Gekko 20SC với hoạt chất Amisulbrom 200g/l, liều dùng 12 - 20ml/bình 16 lít nước để phòng trừ bệnh sương mai, giả sương mai trên dưa leo, cà chua, phun thuốc khi tỷ lệ bệnh từ 5 -10%.

Cây ngô (bắp): Sử dụng Maxer 660SC (1,25 – 2,5 lít/ha) trừ cỏ ở giai đoạn từ 7 - 20 ngày đối với ruộng ngô (bắp) biến đổi gen.

Cây tiêu:

+ Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm, khuyến cáo phòng bệnh định kỳ. Kết hợp phun phủ trụ các sản phẩm Manozeb 80WP (1kg/phuy 200 lít nước) + Bonny 4SL (250ml/phuy 200 lít nước), phun 4 - 6 lít nước/gốc và kết hợp rải Wellof 3GR (20 - 25g/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.

+ Để trừ tốt nấm Phytophthora (nguyên nhân gây ra bệnh chết nhanh cây tiêu), sử dụng sản phẩm Gekko 20SC – Chứa hoạt chất Amisulbrom (sử dụng 200ml thuốc/200 lít nước), tưới 4 - 6 lít/gốc để tiêu diệt mầm bệnh.

Cà phê: Phòng bệnh thán thư (khô cành, quả) sử dụng Manozeb 80WP (80g/bình 16 lít nước) kết hợp Aviso (20ml/bình 16 lít nước) để phòng và trị bệnh.

H.A.I

 
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 185


Hôm nayHôm nay : 44155

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1157197

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72839906