21:48 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những nông dân đa nghề

Thứ sáu - 06/03/2015 02:02
Không chỉ trông vào đồng ruộng, nhiều nông dân nhờ sự năng động, nhạy bén đã làm thêm hoặc chuyển đổi sang một số ngành nghề khác. Nhờ đó họ có thêm nguồn thu nhập đáng kể, cải thiện cuộc sống, góp phần tạo diện mạo mới ở các làng quê.
Nhờ làm dịch vụ thu mua nông sản, nhiều hộ dân xã Bảo Đài (Lục Nam) có thu nhập khá.

Nhờ làm dịch vụ thu mua nông sản, nhiều hộ dân xã Bảo Đài (Lục Nam) có thu nhập khá.

Buôn rau xây nhà lầu

Gia đình bà Hoàng Thị Thanh, thôn Ba, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang), là hộ kinh doanh rau có tiếng trong xã. Tuy phải thức đêm nhưng trông bà không có vẻ gì là mệt mỏi. Rót nước mời khách, bà Thanh nói: “Làm nghề buôn rau đến nay được gần 20 năm nên việc thức khuya dậy sớm với tôi đã vào nếp. Ban đầu đi làm đêm cũng mệt mỏi, thèm ngủ lắm nhưng mãi thành quen”. 

Trước đây, ngoài làm ruộng, chăn nuôi lợn, bà Thanh vẫn một buổi đi chợ buôn rau. Sáng sớm, bà đến vùng trồng rau nhận hàng rồi rong ruổi đạp xe bán lẻ ở khắp đầu đường, ngõ hẻm trong thành phố. Sau này bà chở rau bằng xe máy, giao cho cửa hàng, quán ăn nên có được nhiều mối làm ăn ngày càng lớn, ổn định. Thế nên dù thời tiết mưa bão, bà vẫn đều đặn giao hàng cho khách bảo đảm đủ chủng loại, số lượng. Khi Nhà nước thu hồi đất làm các công trình công cộng, không còn ruộng, bà mua xe tải hạng nhẹ chuyên kinh doanh nông sản. 

Thường lệ, cứ 8 giờ tối xe xuất phát từ Bắc Giang đi chợ Long Biên (Hà Nội) lấy hàng. Theo xe có 3 người, đến chợ, mỗi người một việc, người bốc, xếp hàng, người ghi sổ, tính tiền. Về chợ đêm TP Bắc Giang giao hàng khoảng 1-2 giờ sáng. Mỗi chuyến vận chuyển từ 1-2 tấn rau, lãi từ vài trăm nghìn đến một triệu đồng.

Cũng làm nghề kinh doanh rau thương phẩm hơn chục năm, anh Hoàng  Mạnh Hà (SN 1974), thôn Nội, xã Hương Lạc (Lạng Giang) mở đại lý thu mua tại gia đình. “Trước đây tôi mua rau của người dân trong thôn với lượng nhỏ rồi mang ra chợ bán kiếm thêm đồng ra, đồng vào. Khi thấy nhiều thời điểm rau rộ, tôi bắt mối với một số người tỉnh ngoài tập trung vào việc cân rau đưa đi các nơi, nhượng ruộng cho người thân làm”- anh Hà nói. 

Nhờ có điểm cân của gia đình, người dân không phải mang rau ra chợ. Bình quân anh cung cấp khoảng 5 tấn rau, cao điểm 10 tấn/ngày cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Kinh doanh rau giúp gia đình anh Hà có của ăn, của để, xây được ngôi nhà 3 tầng khang trang.  

Năng động chuyển đổi nghề

Nghề nào cũng có sự vất vả riêng, muốn thành công đều phải kiên trì, bản lĩnh vượt khó. Bà Nguyễn Thị Liên, thôn Phúc Hạ, xã Song Mai (TP Bắc Giang) có thâm niên đi chợ cá 30 năm nay chia sẻ: “Dù quen biết với hầu hết những hộ nuôi cá lớn trong tỉnh song vào mùa đông, nhất là những ngày rét đậm, rét hại hay mưa bão, nguồn hàng rất hiếm. Để có sản phẩm cung cấp thường xuyên, gia đình tôi xây 2 bể dự trữ có thể chứa hơn 1 tấn cá thịt”. Thời gian đầu, bà gom một lượng nhỏ cá của người dân kiếm ở sông, đồng và cá nuôi trong ao giao cho các nhà hàng, quán ăn tại Hà Nội. Cứ như vậy, sau hai năm liền nhiều người biết đến đặt hàng với số lượng lớn.

Theo nhìn nhận của nhiều người, những năm gần đây, hạ tầng giao thông được cải thiện, việc thông thương, trao đổi hàng hóa thuận lợi, cơ chế, chính sách của Nhà nước thông thoáng đã khuyến khích nông dân chuyển đổi hoặc làm thêm một số ngành nghề khác. Vì thế, khắp các làng quê trong tỉnh đều có các nông dân triệu phú, tỷ phú. 

Tại xã Mai Đình (Hiệp Hòa) có gần 700 xưởng mộc, nhiều hộ có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm như gia đình anh Hoàng Văn Mạnh, thôn Mai Thượng; Đỗ Văn Hưng, thôn Thắng Lợi. Ở xã Mai Trung, người dân có thêm nguồn thu nhập đáng kể nhờ sản xuất đồ nhựa gia dụng. Ông Nguyễn Tiến Soạn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa cho biết: “Khi cầu Mai Đình - Đông Xuyên đưa vào sử dụng nối liền hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, nông dân các xã hạ huyện ngoài làm ruộng còn phát triển nghề mộc; các xã ở thượng huyện tập trung thâm canh rau màu kết hợp mở điểm cân nông sản đưa đi tiêu thụ ngoài tỉnh. Đến nay, toàn huyện có hơn 30% hộ nông dân có nghề phụ, tăng hơn 4 % so với năm ngoái”.

Tại huyện Lục Nam, hộ có thêm nghề “tay trái” cũng chiếm tới 20% tổng số hộ nông dân. Gọi là nghề tay trái song thu nhập từ các nghề này thường ở mức khá và cao ở nông thôn. Điển hình là xã Bảo Đài có gần 100 hộ kinh doanh nông sản. 

Ông Dương Hữu Thực, Phó Chủ tịch UBND xã nói: “Các điểm cân rau quả không những tăng thu nhập cho gia đình họ mà còn tạo việc làm cho lao động trong xã lúc nông nhàn với mức 100 nghìn đồng/ngày; đồng thời giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hóa tại địa bàn phát triển”.

Năm 2014, toàn tỉnh Bắc Giang có hơn 100 nghìn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó, hơn 200 hộ có thu nhập từ 500 triệu đồng/năm trở lên. (Nguồn: Hội Nông dân tỉnh.)

Nguồn: Báo Bắc Giang Điện Tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 213

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 207


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1027995

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72710704