01:01 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nỗi lo đầu vụ thu hoạch mía

Thứ tư - 27/09/2017 20:06
Tuy mới bắt đầu vào vụ ép mía nhưng theo nhận định của ngành chức năng và các nhà máy đường thì đợt thu hoạch mía năm nay sẽ đối mặt với không ít khó khăn cho người trồng mía lẫn nhà máy đường.

Giá mía giảm

Từ ngày 18-9, Công ty TNHH mía đường Cồn Long Mỹ Phát (Losuco) đã bắt đầu vào vụ ép của niên vụ mía 2017-2018, còn Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) sẽ bắt đầu vào đầu tháng 10. Năm nay, ngày vào vụ ép của hai công ty sản xuất đường trên địa bàn tỉnh được ngành chức năng và chính quyền địa phương cho là phù hợp với tình hình thực tế sinh trưởng của giống mía chín sớm ROC 16 và tương đương. Bởi qua theo dõi về chữ đường (CCS) của ngành chức năng và nhà máy đường thì hiện giống mía ROC 16 đạt trên 9CCS, có khu vực đạt trên 11CCS.

Tuy nhiên, điều lo lắng của người trồng mía trước khi vào vụ thu hoạch đã trở thành hiện thực khi giá mía được các nhà máy đường công bố thu mua đầu vụ đang thấp hơn cùng kỳ gần 200 đồng/kg. Cụ thể, sau khi họp tiểu vùng các nhà máy đường vùng ĐBSCL, Casuco vừa đưa ra mức giá thu mua mía nguyên liệu 10CCS khi vào vụ ép tại cầu cảng Nhà máy đường Phụng Hiệp là 930 đồng/kg, còn tại Xí nghiệp đường Vị Thanh là 960 đồng/kg; đối với Losuco là 940 đồng/kg. Với mức giá thu mua tại cầu cảng các nhà máy đường như thế này thì giá mía mà thương lái mua tại rẫy cho nông dân cao nhất cũng dao động từ 850-860 đồng/kg, trong khi cùng kỳ từ 1.100-1.200 đồng/kg.

Mặc dù sắp thu hoạch 8 công mía giống ROC 16, nhưng sau khi biết giá thu mua mía do nhà máy đường công bố, ông Đoàn Văn Hoàng, ở ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp buồn bã bộc bạch: “Đây là điều được nông dân chúng tôi dự báo từ trước, vì giá mía chưa bao giờ nằm ở mức cao được 3 vụ liên tiếp mà thông thường giá mía cao từ 1-2 vụ là có một vụ thấp. Năm nay có thể rơi vào quy luật này do 2 năm liền vừa qua, người trồng mía được hưởng niềm vui trúng mùa, được giá. Với giá mía tại rẫy là 850 đồng/kg thì nông dân coi như huề vốn”.

Lý giải nguyên nhân giá mía khởi điểm đầu vụ thấp, ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Casuco, cho biết: Giá mía nguyên liệu lệ thuộc hoàn toàn vào giá đường trên thị trường. Năm nay, thị trường đường trước khi vào vụ ép đang gặp nhiều khó khăn, trong đó giá đường hiện giảm 2.500 đồng/kg so với cùng kỳ và đang ở mức 13.500 đồng/kg. Ngoài việc giá đường giảm, hiện lượng đường tồn kho tại các nhà máy của công ty khoảng 15.000 tấn, trong khi cùng kỳ thì không có. Vì vậy, Casuco rất mong nhận được sự chia sẻ cùng người trồng mía.

Giống như Casuco, ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Losuco, cho hay: Tình hình thị trường đường gặp nhiều khó khăn khi giá giảm, lượng đường tồn kho nhiều vào đầu vụ ép cũng là nỗi trăn trở lớn của công ty. Giải pháp của công ty là vào vụ trễ hơn nửa tháng so với cùng kỳ để chờ xem tình hình giá đường có cải thiện gì không nhằm đưa ra mức giá thu mua có lợi cho nông dân. Tuy nhiên, mía đã đến ngày thu hoạch nhưng thị trường đường thì vẫn vậy nên buộc lòng công ty phải vào vụ ép vì không thể kéo dài được nữa.    

Lũ đe dọa 

Ngoài nỗi buồn giá mía đầu vụ thấp thì người trồng mía, ngành chức năng trên địa bàn tỉnh còn có nỗi lo về tình hình nước lũ năm nay có thể đe dọa đến nhiều diện tích mía. Bởi theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, năm nay trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ có lũ lớn và đỉnh lũ dự kiến xuất hiện vào cuối tháng 9 này. Chính vì vậy, nhiều địa phương tại vùng mía lớn nhất tỉnh là huyện Phụng Hiệp đang tỏ ra e ngại cho những khu vực mía của bà con hiện chưa có đê bao khép kín.

Ông Võ Văn Kết, Chủ tịch UBND xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, thông tin: Toàn xã hiện còn khoảng 70ha mía nằm ngoài đê bao ở ấp  7, ấp 8 sẽ bị ngập sâu khi có lũ về. Do đó, để những diện tích mía này không bị ảnh hưởng thì địa phương đề nghị Losuco có phương án thu hoạch trước, trường hợp lũ về sớm mà bà con chưa đốn mía thì có giải pháp hỗ trợ máy bơm cho nông dân bơm thoát lũ, tránh ảnh hưởng.

Cùng nỗi lo với xã Hòa An, ông Lê Hoàng Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ, cho biết: Toàn xã có 550ha mía, trong đó hiện có khoảng 350ha nằm trong đê bao ngăn lũ, diện tích còn lại sẽ bị ngập trong trường hợp có lũ về nên địa phương cũng rất lo cho diện tích này. Ngoài ra, theo kế hoạch phân chia vùng và thời gian thu hoạch mía của ngành nông nghiệp huyện thì trong tháng 12 tới, xã Hòa Mỹ còn đến 36ha, trong đó có diện tích ngoài đê bao. Nếu căn cứ vào tình hình thực tế thì không phù hợp, do đó địa phương đề nghị ngành nông nghiệp huyện xem xét phân bổ lại cho xã là thu hoạch dứt điểm mía trong tháng 11 nhằm hạn chế thiệt hại do lũ.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho hay: Địa phương đã xác định và phân chia diện tích mía thu hoạch cho từng khu vực cụ thể, trong đó ưu tiên đốn những giống mía chín sớm và diện tích ngoài đê bao trước. Thời gian bắt đầu thu hoạch mía từ tháng 9 và kết thúc trong tháng 12. Tuy đã khoanh vùng, phân bổ thời gian và diện tích thu hoạch, nhưng với những kiến nghị như xã Hòa Mỹ thì chúng tôi sẽ xem xét lại, trên tinh thần là hạn chế tình trạng bà con phải thu hoạch mía chạy lũ.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho rằng: Ngoài giải pháp khoanh vùng và phân chia thời gian thu hoạch mía, ngành nông nghiệp các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra hệ thống cống bọng, gia cố đê bao, đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để người dân biết khả năng năm nay trên địa bàn tỉnh sẽ có lũ lớn để chủ động phòng tránh, hạn chế việc lơ là của bà con vì nhiều năm liền trên địa bàn tỉnh không có lũ. Bên cạnh đó, đề nghị các nhà máy đường sau khi vào vụ ép thì cách khoảng 10 ngày tiến hành cử cán bộ của công ty xuống địa bàn nắm bắt tình hình để có kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình thực tế…

Niên vụ mía 2017-2018, nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp xuống giống được gần 7.500ha. Về cơ cấu giống, giống mía chín sớm ROC 16 và tương đương chiếm hơn 50%, còn lại là giống chín trung bình và muộn như: K88-92, KK3, K85-289… Đến thời điểm này, các rẫy mía tập trung trong giai đoạn từ 9-10 tháng tuổi và đang phát triển tốt. Qua khảo sát của ngành nông nghiệp huyện, trong tổng số diện tích đã xuống giống thì có khoảng 3.000ha mía có khả năng bị nước lũ đe dọa. Trước tình hình trên, thời gian qua, ngành chức năng các địa phương có mía và nhà máy đường đã thực hiện nhiều công việc nhằm chủ động ứng phó.

Nguồn: http://www.baohaugiang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 405


Hôm nayHôm nay : 17559

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 829932

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64815876