20:24 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển chăn nuôi: Cần đa dạng hóa vật nuôi

Thứ bảy - 15/07/2017 00:12
Mô hình nuôi trâu ở huyện Phước Long Với một tỉnh giàu tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, cùng với thế mạnh chủ lực cây lúa và con tôm, Bạc Liêu còn có thể phát triển mạnh các mô hình sản xuất khác, đặc biệt là chăn nuôi. Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi được khuyến khích phát triển lâu nay vẫn là chăn nuôi heo và gia cầm. Trong khi đó, còn nhiều đối tượng nuôi khác như: trâu, bò, dê đã và đang trở thành mô hình sản xuất cho lợi nhuận cao, giúp nhiều nông dân làm giàu.
Mô hình nuôi trâu ở huyện Phước Long

Mô hình nuôi trâu ở huyện Phước Long

LỢI NHUẬN CAO

Từ lâu, nghề chăn nuôi đã trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình ở nông thôn, do tranh thủ được nguồn thức ăn từ tự nhiên và mang lại lợi nhuận khá cao. Thế nhưng, phần lớn chỉ tập trung phát triển đàn heo và đàn gia cầm. Riêng từ đầu năm 2017 đến nay, nhiều hộ chăn nuôi heo gặp khó khăn do giá heo hơi thấp hơn giá thành sản xuất từ 8.000 - 11.000 đồng/kg; theo đó, thịt heo liên tục rớt giá, từ 40.000 đồng/kg giảm xuống còn 27.000 đồng/kg, thời điểm thấp nhất chỉ còn 18.000 đồng/kg. Song, đến nay Bạc Liêu có tổng đàn heo trên 249.860 con và tiếp tục tăng 1,4%. Hay trong phát triển đàn gia cầm, trong 6 tháng đầu năm 2017, ở huyện Phước Long xảy ra 6 ổ dịch cúm gia cầm, phải tiêu hủy hơn 7.750 con, nhưng đàn gia cầm vẫn phát triển 2.436.000 con, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Trong khi đàn trâu, bò chỉ có 2.634 con và giảm 6,47% so với cùng kỳ.

Phản ánh thực trạng trên để thấy rằng, ngoài đối tượng nuôi là heo và gia cầm, các địa phương cần khuyến khích nông dân phát triển thêm các đối tượng nuôi khác như: trâu, bò, dê... nhằm góp phần đa đạng hóa vật nuôi, giảm áp lực về đầu ra và chủ động được nguồn cung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc. Bởi phần lớn nguồn thịt trâu, bò, dê bày bán tại các chợ điểm trên địa bàn tỉnh hiện nay đều nhập từ các tỉnh khác về để giết mổ, hoặc nhập thịt đông lạnh từ các nơi khác và gần như rất khó kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm và cả nguồn gốc, xuất xứ.

Trên thực tế, mô hình nuôi trâu, bò, dê đã và đang được một số nông dân trong tỉnh áp dụng và mang lại lợi nhuận khá cao. Cụ thể, tại địa bàn huyện Đông Hải, chỉ tính riêng mô hình nuôi dê thương phẩm ở xã An Phúc cũng có trên 1.530 con. Đây được đánh giá là mô hình nuôi sản xuất hiệu quả. Đơn cử như hộ ông Lê Văn Phương (ấp Long Phú) nuôi 35 con dê (20 con mẹ), trong năm 2016 cho thu lãi trên 56 triệu đồng. Hay hộ ông Nguyễn Ngọc Danh (ngụ cùng ấp) nuôi 70 con (45 con mẹ) cũng cho lợi nhuận trên 60 triệu đồng... Đặc biệt, mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo để giết thịt của một số hộ nông dân ở thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân) mang về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm. Những mô hình trên rất cần được khuyến khích nhân rộng để giải quyết thời gian nhàn rỗi cũng như tăng thu nhập cho nông dân.

CẦN ĐƯỢC HỖ TRỢ

Một trong những mục tiêu quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu ngành Chăn nuôi từ nay đến năm 2020, đó là cùng với phát huy lợi thế về khả năng sản xuất một số loại vật nuôi cho năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng, phát triển bền vững, Bạc Liêu phấn đấu phát triển đàn gia súc, gia cầm đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và hướng đến xuất khẩu vào năm 2030.

Do vậy, để phát triển mạnh nghề chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trâu, bò, dê… rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách ưu đãi về tín dụng. Bởi áp dụng các mô hình chăn nuôi này cần vốn đầu tư lớn, vì không thể áp dụng hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, mà phải áp dụng các mô hình chăn nuôi trang trại an toàn sinh học nằm ngoài khu dân cư, gắn với giết mổ, chế biến và xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Có như vậy mới tổ chức và hình thành được chuỗi giá trị sản xuất thông qua việc liên kết giữa đầu vào và đầu ra, đảm bảo nông dân sản xuất có lãi, tạo ra sản phẩm cạnh tranh cao và có thương hiệu để hướng đến thị trường xuất khẩu.

Nguồn: http://www.baobaclieu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 370


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 870244

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64856188