Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ kéo dài trong thời gian qua đã làm giảm sức đề kháng và có nguy cơ xẩy ra dịch bệnh cho cá nuôi, đặc biệt nhất hững vùng ao hồ cạn, khó lấy nước. Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong thời gian tới người nuôi cá cần chú ý một số biện pháp sau
1- Nâng cao chất lượng môi trước nước trong ao nuôi.- Lựa chọn và thiết kế ao, đầm nuôi hợp lý, ao mới xây dựng phải nằm trong vùng quy hoạch, nguồn nước không bị ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, nhà máy hoá chất.
- Tẩy dọn ao trước khi nuôi. Phát quang bờ xung quanh ao, vét bùn, phõi đáy ao và bón vôi khử trùng đáy ao.
Đối với nuôi lồng bè cần phải kéo lồng lên cạn, cọ sạch thành lồng và giặt lưới.
- Quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi.
- Định kỳ bón vôi ổn định độ pH, hàng ngày vệ sinh ao nuôi, đối với cá trắm cỏ cần vớt thức ăn dư thừa (như lá, cỏ) cuối mỗi ngày.
2. Tránh và tiêu diệt mầm bệnh.- Kiểm tra (kiểm dịch con giống trước khi nuôi).
- Sát trùng con giống trước khi thả.Trước khi thả cần tắm cho con giống bằng nước muối (NaCl) 2- 4% (20 - 40g muối pha trong mời lít nước) thời gian 5 – 10 phút hoặc formalin 150-200ppm (150-200ml/m3 nước) trong thời gian 15-30 phút. Lưu ý khi tắm cho cá cần phải sục khí.
- Sát trùng thức ăn và nơi cho cá ăn.
Đối với thức ăn tươi sống cần được rửa qua bằng nưới muối trước khi cho ăn. Đối với thức ăn cỏ, lá cần được rửa kỷ tránh nhiểm thuốc trừ sâu. Ngoài ra cần khử trùng định kỳ máng ăn, khay ăn bằng nước muối pha loãng hoặc formalin.
- Sát trùng dụng cụ: Sau khi các dụng cụ dùng cần khử trùng bằng nước muối loãng, thuốc tím hoặc formalin, quần áo người sau khi lội xuống ao đầm cần được giặt sạch sẽ.
- Sử dụng nguồn nước không có mầm bệnh.
Khi lấy nước vào ao, bể nuôi thường cần phải sử dụng lưới lọc để ngăn ngừa một số tác nhân gây bệnh, loại trừ các chất vẩn hữu cơ lở lững trong nước và tác nhân bám trên chúng như vi khuẩn.
- Dùng thuốc phòng bệnh trước mùa bệnh. Phần lớn các loài thủy sản thường xuất hiện bệnh theo mùa, do đó trước mỗi mùa bệnh, cần cho cá ăn thuốc phòng hoặc bổ sung thêm vitaminC, treo túi vôi xung quanh lồng cá vào trước mỗi mùa xuất hiện bệnh để phòng bệnh cho cá.
-Tiêu diệt ký chủ trung gian.
Bằng hình thức tẩy dọn ao trước khi thả cá.
3. Tăng cường sức đề kháng cho cá:- Cần chọn những con cá giống khoẻ mạnh, không bị xây xát, dị hình và không có dấu hiệu bất thường.
- Cho cá ăn đủ chất, đủ lượng, thức ăn không bị mốc, hư thối không nên để cá bị đói.
- Đối với cá trắm cỏ, ngoài việc cho ăn cỏ nên cho ăn thêm tinh bột để cung cấp đủ nguồn protein cho cá.
- Nuôi ghép vừa tận dụng được thức ăn, tránh ô nhiểm môi trường.
- Nuôi xen canh sẽ giúp cho đối tượng nuôi mới không bị nhiểm những mầm bệnh từ vụ nuôi trước.
- Tăng cường chất dinh dưỡng cho cá ăn đủ chất và lượng đảm bảo sức khoẻ cho cá.
- Dùng phân chuồng bón xuống ao để cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên, cần tránh việc bón trực tiếp xuống ao mà cần ủ kỹ với vôi bột, liều lượng 2- 3kg vôi/100 kg phân.
- Tránh gây stress cho cá không nên thả cá ngay sau khi mua về, cần để nguyên cả bao thả xuống ao để cho nhiệt độ cũng như ôxy hoà tan trong túi và ngoài cân bằng nhau, không thay nước đột ngột.
- Tránh kéo lưới nhiều lần để cho cá không bị stress hoặc xây xát.
- Nâng cao khả năng miễn dịch cho cá chọn giống, lai tạo hoặc biến đổi gen là những hình thức để có được những giống có khả năng sinh trường, miễn dịch cao.
Theo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh