00:27 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng bệnh do virus gây ra trên cá chép

Thứ tư - 15/03/2017 06:03
Vào đầu mùa xuân, cá chép thường gặp phải rất nhiều bệnh do virus gây ra làm ảnh hưởng đến quá trình thả giống của người nuôi. Phòng bệnh cho cá là rất cần thiết trong thời gian này.
Phòng bệnh hiệu quả cho cá để đạt năng suất cao     Ảnh: CTV

Phòng bệnh hiệu quả cho cá để đạt năng suất cao Ảnh: CTV

Bệnh xuất huyết (SVC)

Bệnh do Rhabdovirus carpio gây ra. Bệnh chủ yếu gặp ở cá chép, virus gây bệnh từ giai đoạn cá giống đến cá thịt. Bệnh xảy ra vào mùa có nhiệt độ thấp, thường vào cuối đông đầu xuân ở các tỉnh phía Bắc, ao nuôi cá thịt, cá bố mẹ đều gặp bệnh này. Đây là loại bệnh cấp tính nên phát bệnh rất nhanh và có tỷ lệ chết rất cao. Cá con dưới 1 năm tuổi dễ bị nhiễm trùng hơn với bệnh; tỷ lệ chết có thể lên đến 70%. Cá lớn hàng năm có thể thiệt hại tới 30%. Bệnh có thể lây lan do phân, chất thải hoặc dịch nhớt của cá bệnh; do nhiệt độ môi trường hoặc lây lan qua các vật trung gian như chim, cò…

 Cá có hiện tượng ngạt thở, tách đàn; da có màu tối; cá có thể mất cân bằng, bơi không định hướng và chết chìm xuống đáy. Khi mổ, thấy hiện tượng xuất huyết trên bề mặt các nội tạng ở bụng; Bụng chướng to, trong xoang bụng có dấu hiệu tích nước và có chứa nhiều dịch nhờn; xuất huyết bóng hơi, bóng hơi bị teo một ngăn; lá lách sưng to, tim, gan, thận, ruột xuất huyết…

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, cần thực hiện phòng bệnh đầy đủ các biện pháp tổng hợp; Một biện pháp sinh học cơ bản để phòng bệnh cho cá là tăng nhiệt độ nước nuôi cá cao hơn 200C; Người nuôi có thể tiến hành nuôi cá ở những vùng nước ấm để tránh tác nhân gây bệnh. Thả giống đúng thời vụ, không nuôi mật độ dày. Trước khi thả, tắm cá qua nước muối 2 - 4 g/lít; Xử lý đáy ao bằng vôi với lượng 7 - 10 kg/100 m2; Định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý ao nuôi. Khi có bệnh xảy ra, xử lý môi trường bằng Vicato với lượng 1 kg/1.000 - 1.500 m3 hoặc Bioiodine với lượng 1 lít/5.000 m3 để diệt vi khuẩn, virus trong ao; Bổ sung men gan để tăng cường sức đề kháng cho cá; Trộn kháng sinh Amoxicillim với lượng 2 g/kg thức ăn cho cá ăn liên tục 5 - 7 ngày để diệt các tác nhân cơ hội gây bệnh như vi khuẩn, nấm…

Bệnh Koi Herpesvirus (KHP)

Bệnh do Herpesvirus gây ra. Đây là virus có nhân là chuỗi xoẵn kép ADN thuộc họ virus Herpesviridae. Virus chỉ gây bệnh cho cá chép, cá chép cảnh mà không gây bệnh trên cá trắm cỏ. Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ nước thấp 18 - 290C. Tỷ lệ chết mãnh liệt xảy ra rất nhanh trong quần đàn nhiễm bệnh, cá chết bắt đầu trong vòng 24 - 48 giờ sau khi xuất hiện dấu hiệu bệnh. Thí nghiệm nhiễm bệnh bằng virus ở nhiệt độ 220C, 82% cá chết trong vòng 15 ngày (Ronen và cộng sự, 2003). Bệnh thường xảy ra cao hơn ở cá chép giống so với cá trưởng thành. Bệnh thường kéo theo nhiều tác nhân cơ hội khác gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng…

Cá bị bệnh có các triệu chứng như: bơi gần tầng mặt, bơi lờ đờ, không định hướng, mang cá nhợt nhạt và có thể bị sốc do ngạt thở. Khi cá bị với tỷ lệ chết cao, mổ khám thấy các biểu hiện bệnh tích trên mang thể hiện rõ các đốm hoại tử và chết nhanh. Ngoài ra virus gây viêm thận và làm tăng tiết dịch nhầy (mucous) trên bề mặt cơ thể nên sờ vào cá bệnh cảm giác thấy nhiều nhớt; mắt trũng, da có đám bạc màu hoặc phồng rộp. Bệnh có thể nhiễm và gây chết cá phụ thuộc nhiệt độ nước tăng

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Phòng bệnh thông qua quản lý tốt môi trường nuôi nhằm tránh gây stress làm tăng tỷ lệ chết ở cá; bổ sung Vitamin C vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng tự nhiên. Riêng đối với cá chép cảnh có thể áp dụng biện pháp nâng hoặc hạ nhiệt độ nước cũng có thể làm giảm tỷ lệ chết, nhưng không diệt được virus trong cá bệnh. Khử trùng nước thải bằng Chlorine với lượng 200 mg/lít hoặc dùng BKC nhằm tránh lây lan sang các ao nuôi khác.

Châu An 
http://thuysanvietnam.com.vn/
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 282


Hôm nayHôm nay : 27028

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1227542

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71454857