00:56 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trị bệnh cho cá trong mùa mưa lũ

Thứ tư - 25/10/2017 23:23
Các dạng bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi (đặc biệt là bệnh ngoại ký sinh trùng) thường phát sinh nhiều trong mùa mưa, lũ. Lý do là trong mùa mưa, nhiệt độ môi trường thường xuống thấp – nhất là vào những lúc thời tiết âm u, mưa lũ kéo dài và hàm lượng chất hữu cơ thường tập trung cao trong nước do sự rửa trôi của vật chất hữu cơ xuống các ao, hầm, sông, kênh, rạch.

 

Đây là yếu tố tạo điều kiện cho các ký sinh trùng như: trùng bánh xe, trùng mỏ neo, trùng quả dưa, sán lá… phát sinh và phát triển trong môi trường nước. Do vậy, để phòng trị bệnh cho cá trong mùa mưa lũ, bà con nuôi cá cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thường xuyên theo dõi tôm/cá. Khi cá/tôm nổi đầu, cần xác định ngay nguyên nhân. Nếu do thiếu oxy, cần tăng cường quạt nước, phun nước, giảm lượng thức ăn. Chú ý không nuôi thâm canh với mật độ dày, vượt khả năng của ao. Với ao cũ, mỗi lần thay nước cần tiến hành xử lý nước bằng vôi bột

-  Thường xuyên theo dõi mức nước, màu nước:

Thường xuyên kiểm tra mức nước, màu nước trong ao để kịp thời điều chỉnh. Bảo đảm môi trường ao nuôi cho cá/ tôm trong sạch bằng các biện pháp hóa dược như sử dụng bột đá, vôi bột, vôi nước bón định kỳ cho ao nuôi, liều lượng tùy theo đối tượng nuôi.

Ví dụ: Nuôi cá rô phi định kỳ 7 – 10 ngày bón 1 lần vôi bột với hàm lượng 1 - 2 kg/100m nước. Có thể sử dụng hóa chất khác như zeolite bón vào 3 tháng cuối chu kỳ nuôi để chúng hấp thu các độc tố (NH3, H2S) và kim loại nặng, hoặc sử dụng các chất có chứa Tricloisoixianuricaxit định kỳ 7 – 10 ngày/lần phun xuống ao để khử trùng và diệt bớt tảo phát triển trong nuôi ao thâm canh, liều dùng 0,3 – 0,5g/m3 nước.

-  Tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản:

Bổ sung vitamin C trộn vào thức ăn cho cá ăn hằng ngày. Liều lượng sử dụng tùy theo đối tượng nuôi, ví dụ như rô phi là 50 – 60 mg/kg cá/ngày. Hoặc sử dụng chế phẩm sinh học probiotic và enzyme tổng hợp để tăng cường tiêu hóa và bảo vệ dường ruột. Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng dầu mực nhằm bao bọc thức ăn và thuốc, tránh tan rữa nhanh trong môi trường nước, tạo mùi hấp dẫn cho cá, tôm bắt mồi nhiều, liều dùng 10g/kg thức ăn.

Để phòng trị các dạng bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá, người nuôi thường sử dụng các loại hóa chất như: formol, thuốc tím, phèn xanh (còn gọi là sulphat đồng), vôi, muối… Tuy nhiên, hiện nay, trước xu hướng hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước do các hóa chất độc hại cùng với phương châm “phòng bệnh hơn trị bệnh”, rất mong bà con nông dân thực sự quan tâm đến công tác phòng bệnh và chỉ sử dụng các loại hóa chất không làm ô nhiễm môi trường nước (vì hóa chất formal, thuốc tím, phèn xanh độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, cần hạn chế sử dụng). Đặc biệt hạn chế sử dụng những hóa chất này nuôi cá bè và cá đăng quần vì có thể gây sốc cho cá nuôi.

Chúng tôi xin đề xuất hai loại hóa chất dùng để phòng bệnh cho cá nuôi (thường gặp nhất là các bệnh ngoại ký sinh trùng) trong mùa mưa lũ, đó là muối (NaCl) và vôi (CaO). Cách sử dụng như sau:

* Vôi và muối cho vào túi vải treo ở 4 góc nơi cho cá ăn và nên bắt đầu treo khi cho cá ăn (mỗi loại một túi cho mỗi góc).

-  Nuôi bè và đăng quần sử dụng hàm lượng như sau: vôi: 2 – 5 kg/túi, muối 10 – 20 kg/túi.

-  Nuôi ao hầm sử dụng vôi: 1 – 2 kg/túi, muối 10 kg/túi.

* Liều lượng trên có thể thay đổi trong phạm vi cho phép tùy theo quy mô, diện tích nuôi và thể tích nước. Định kỳ 10 – 15 ngày thực hiện một lần. Nếu phát hiện đàn cá nuôi có biểu hiện giảm ăn, nhào lộn dữ dội, trên da và mang có nhiều nhớt, cá bệnh chết với số lượng ít và tăng không đáng kể thì thực hiện việc treo vôi và muối trong 3 ngày liên tục (trong mô hình nuôi ao hầm thì mỗi ngày thay 10 – 15% thể tích nước ao). Đồng thời đem mẫu cá bệnh nhờ cán bộ thủy sản hỗ trợ trong việc chuẩn đoán bệnh cá.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm lá xoan, dây giác, cỏ mực đập giập bọc lại bằng lưới cước treo ở đầu bè hoặc ở chỗ cho ăn với liều lượng mỗi lần treo từ 5 – 10kg để nâng cao hiệu quả phòng ngừa các bệnh ngoại ký sinh trùng trong mùa mưa, lũ.

Theo KVT/khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 296

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 293


Hôm nayHôm nay : 46564

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1104865

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71332180