21:15 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trị bệnh thối gốc chảy mủ trên cây mít Thái

Thứ năm - 18/04/2019 20:35
Hiện giống mít Thái đang phát triển rất nhanh tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long. Có nhiều nhà nông làm giàu lên nhanh chóng nhờ trồng giống mít này, vì giá luôn cao và ổn định.
09-31-45_mitthi
Gốc mít Thái mắc bệnh

Việc đổ xô trồng mít Thái không tuân thủ theo các quy trình trồng dẫn đến xảy ra nhiều bất cập như sâu bệnh xuất hiện rất nhiều gây khó khăn cho các nhà vườn. Bệnh thối gốc, chảy nhựa là một trong những vấn đề đang được bà con nông dân quan tâm vì nó có thể làm chết cây, giảm năng suất cũng như chất lượng thương phẩm của trái.  

Tác nhân gây hại:

Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây, gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora sp. xâm nhập.

Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.  

Biện pháp phòng trừ:

Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Vệ sinh vườn, thu gom sạch thân, cành, lá và nhất là rễ của cây trồng cũ trong vườn, đặc biệt là những cây bị bệnh.

Bón phân cân đối, với những vườn cây đang bị bệnh cần giảm bớt lượng phân đạm. Nếu bị bệnh nặng có thể ngưng hẳn việc bón phân đạm, chờ đến khi hết bệnh mới bón đạm trở lại, đồng thời bón bổ sung thêm phân lân và kali.

Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt.

Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm chỗ bị bệnh khi chúng còn chưa lan rộng. Dùng dao tách cạo bỏ hết phần vỏ làm sạch chỗ bị bệnh (nhớ thu gom chỗ vỏ bị bệnh vừa cạo ra khỏi vườn và tiêu huỷ). Rồi dùng 30 gram thuốc Alpine 80 WG, hay 50 gram thuốc Mexyl MZ 72 WP pha trong một lít nước, lấy chổi hay cọ sơn nhúng nước thuốc quét lên chỗ bị bệnh vừa cạo và vùng lân cận.

Phun và kết hợp tưới ngừa xung quanh gốc với các loại thuốc như Apine 80 WG, Mexyl MZ 72 WP. Có thể phun hoặc tưới lập lại sau 7 ngày nếu bệnh nặng hoặc phun và tưới định kỳ với các vườn mới trồng khi cây khoảng năm tuổi.  

Liều lượng sử dụng:

100gram APINE 80 WG pha 30 lít nước phun ướt đều trên thân, cành, lá hoặc tưới cho 10-15 gốc.

100gram Mexyl MZ 72 WP pha 25 lít nước phun ướt đều trên thân, cành, lá hoặc tưới cho 10 gốc.

Có thể kết hợp phun và tưới gốc, hoặc luân phiên thuốc giữa Alpine 80 WG và Mexyl MZ 72 WP.

LÊ CHÍ HÙNG/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1074700

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72757409