08:42 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trừ bệnh bạc lá hại lúa

Thứ hai - 19/08/2019 10:38
Thời điểm hiện tại, bệnh bạc lá gây hại lúa đã bắt đầu xuất hiện, gây hại mạnh trên các giống nhiễm tại các vùng có ổ bệnh cũ.

Trà lúa Mùa sớm đang trong giai đoạn phân hóa đòng- ôm đòng; trà chính vụ, muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh – đứng cái, phân hóa đòng. Đây là giai đoạn hết sức mẫn cảm, kết hợp với thời tiết nóng ẩm, có mưa rào và dông có khả năng làm bùng phát bệnh bạc lá gây hại nặng trên lá đòng, ảnh hưởng lớn đến năng suất nếu không có biện pháp phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời hiệu quả.

Để thực hiện tốt công tác phòng trừ bệnh bạc lá gây hại trên lúa cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Đặc điểm nhận biết bệnh bạc lá như sau:

- Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên phiến lá, đầu tiên thường ở hai bên mép lá phía trên, sau lan dần vào giữa lá. Khi mới xuất hiện, vết bệnh có màu xanh đậm, khi gặp nắng vết bệnh héo đi, tế bào chết dần tạo thành vết dài màu trắng xám, rìa vết bệnh có hình gợn sóng. Khi thời tiết ẩm hay sáng sớm, trên vết bệnh có giọt dịch màu trắng đục, lúc khô có màu vàng hoặc nâu chứa vi khuẩn. Bệnh nặng có thể làm khô cháy toàn bộ phiến lá. 

Hình ảnh cây lúa bị bệnh bạc lá           

- Nguyên nhân và quy luật phát sinh, phát triển: Đây là bệnh do vi khuẩn, vi khuẩn xâm nhập vào cây qua các vết thương cơ giới.

Các giống lúa lá to bản, lá mềm, các ruộng bón phân không cân đối thường bị bệnh nặng.

Bệnh thường phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, khi có mưa gió tạo vết thương cơ giới, nguồn bệnh tồn tại trong hạt giống, trong đất, ký chủ phụ...

2. Rà soát cơ cấu giống lúa, phân vùng giống nhiễm sâu bệnh...

Khu vực gieo cấy các giống dễ bị nhiễm bệnh như: Nhị ưu 838, BC15, TBR 225, TH3-3, TH3-4... cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời.

3. Khi phát hiện bệnh, cần xử lý sớm để tăng hiệu quả phòng trừ và phòng chống lây lan

- Những ruộng bị bệnh cần giữ mực nước từ 3-5cm, tạm dừng bón đạm hoặc phun phân bón lá có chứa đạm hay chất kích thích sinh trưởng.

- Tranh thủ thời tiết thuận lợi, chỉ đạo phun trừ kịp thời bằng một trong các thuốc: Lino Oxto 200WP; Starner  20WP; Norshield  86.2WG; Apolits 20WP, 30WP, 40WP; Aliette 800 WG; Starsuper 10SC, 20SL, 20WP, 21SL, 60WP; Supervery 50WP… hay những thuốc khác có trong danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký trừ đối tượng này. Phun theo hướng dẫn in trên bao bì.

- Đối với những ruộng bệnh nặng cần phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 2-3 ngày, những ruộng phun xong gặp mưa cần tiến hành phun lại.

Hồng Minh - Sở Nông nghiệp và PTNT Hòa Bình
Nguồn: http://www.khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 240


Hôm nayHôm nay : 47088

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 812651

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71039966