09:18 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trừ sâu bệnh hại cây cà chua

Thứ bảy - 22/04/2017 10:03
Cà chua là loại quả không thể gọt bỏ vỏ như một số rau ăn quả khác. Nên khi phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà chua phải rất ít hoặc không cần sử dụng hóa chất BVTV.

 

1. Phòng trừ bằng thủ công, canh tác, sinh học là chủ yếu

Nên luân canh cà chua với các cây trồng nước (lúa nước, rau cần, cải xoong, rau muống...) hoặc các cây trồng cạn khác (trừ các cây họ cà: cà bát, cà pháo, ớt, khoai tây, thuốc lá).

16-54-14-nh2021111344744
Chăm sóc cà chua nhót

Chọn đất (cát pha, thịt nhẹ) tơi xốp, giàu mùn, thoáng khí, tiêu thoát nước nhanh khi có mưa úng.

Phơi ải đất trước khi làm nhỏ lên luống, kết hợp xử lý đất bằng vôi bột.

Lên luống cao phẳng hình mui luyện để tránh úng cục bộ.

Ngâm hạt giống 2 - 3 giờ trong nước ấm 50oC (2 sôi 3 lạnh) để xử lý nấm bệnh trước khi gieo hạt.

Gieo trồng mật độ hợp lý theo khuyến cáo của nhà sản xuất cho từng giống.

Chỉ sử dụng phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục. Tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi bón tưới cho cà chua và bón cân đối đạm, lân, kali.

Tận dụng triệt để mọi nguồn tro bếp thay thế cho một phần phân bón kali.

Dùng cây giống ghép (ngọn cà chua ghép trên gốc cà tím) sẽ giảm thiểu căn bản các bệnh do virus gây bệnh (héo xanh, xoăn lá).

Tỉa bỏ kịp thời các nhánh cây vô hiệu, các lá già, lá sâu bệnh, tạo sự thông thoáng trong ruộng cà chua.

Tìm giết sâu non, diệt ổ trứng (áp dụng với sâu khoang khi mật độ sâu thấp). Phát hiện sớm và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh, xoăn lá virut đem tiêu hủy.

Dùng bẫy pheromone để phòng trừ sâu xanh đục quả từ giai đoạn có nụ hoa đến cuối vụ.

Thu dọn sạch tàn dư thực vật sau mỗi vụ gieo trồng, để tránh sâu bệnh lưu chuyển qua vụ sau.

2. Biện pháp sử dụng thuốc BVTV

- Giai đoạn sau trồng đến phân cành, ra hoa: Cần chú ý các đối tượng sâu bệnh hại như, dòi đục lá, sâu khoang, bệnh mốc sương, héo xanh, xoăn lá... Một số thuốc BVTV có thể cho phun trừ như:

+ Dòi đục lá: Khi ruộng cà chua có trên 20% số lá bị hại phòng trừ bằng các thuốc BVTV có hoạt chất Cyromazine (như thuốc Trigrard 75WP); hoặc hoạt chất Difenthiuron (Pegasus 500SC, Pesieu 500SC...); hoạt chất Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP); hoạt chất Emamectin benzoate (Tasieu 1.9EC; Emaben 2.0EC; Rholam 20EC ...).

+ Sâu khoang: Phòng trừ khi mật độ sâu hại đạt trên 3 con/m2. Có thể phun trừ bằng một trong số các thuốc BVTV có hoạt chất Lufenuron (như thuốc Match 050EC, Lufenron 050EC); hoạt chất Indoxacarb (Ammate 150SC); hoạt chất Permethrin (Pounce 1.5G).

+ Bệnh mốc sương: Khi có hơn 10% số lá trên cây bị bệnh, xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất Cymoxanil Mancozeb (như Xanized 72WP, Jack M972WP,...); hoặc hoạt chất Propineb (Antracol 70WP, Zintracol 70WP...); hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC); hoạt chất Mancozeb: (Dithane M-45 - 80WP...). Chú ý, chỉ phun thuốc khi mật mật sâu bệnh tới ngưỡng phòng trừ.

- Giai đoạn ra hoa, phát triển quả: Sử dụng các loại thuốc BVTV thảo mộc, sinh học hoặc thuốc có nguồn gốc sinh học như:

+ Dòi đục lá: Khi có trên 40% số lá trong ruộng cà chua bị hại, xử lý bằng các thuốc có hoạt chất Emamectin benzoate (như các thuốc, Tasieu 1.9EC, Angun 5WDG, Rholam 20EC...) hoặc hoạt chất Abamectin (Vertimec 1.8EC, Javitin 36EC, Catex 3.6EC...); hoạt chất Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP...).

+ Sâu đục nụ hoa, quả: Nếu trên 15% số nụ, hoa, quả trên ruộng cà chua bị hại, xử lý bằng các thuốc BVTV thuốc thảo mộc có hoạt chất Matrine (như thuốc Marigold 0.36AS, Sokupi 0.36AS, Sokonec 36AS...). Thuốc sinh học Bt (Delfìn WG, Crymax 35WP, Kuraba WP...); thuốc có hoạt chất Emamectin bemoate (như Emaben 2.0EC, Rholam 20EC, Susupes 1.9EC, Dylan 2EC)... hoặc hoạt chất Abamectin (Kuraba 3.6EC, Vertimec 1.8EC, Soka 24.5EC, Plutel 1.8EC...).

Có thể sử dụng một số thuốc BVTV hóa học thế hệ mới (khi mật độ sâu bệnh cao) có hoạt chất Spinosad (như Success 25SC); hoặc hoạt chất Indoxacarb (Ammate 150SC).

+ Bệnh mốc sương, đốm lá: Khi trên 10% lá, quả bị bệnh xử lý bằng các thuốc có hoạt chất Chlorothalonil (như Daconil 75WP, Arygreen 75WP,...); hoạt chất Mancozeb và Metalaxyl (Ridomil MZ - 72WP, Ridomil 72WP...), hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC).

* Chú ý:

Cà chua ra hoa, đậu quả theo các lứa nên thời điểm xử lý sâu đục quả thích hợp nhất là vào các đợt hoa rộ.

Việc sử dụng thuốc BVTV ở giai đoạn thu hoạch quả phải tính toán cho phù hợp với thời gian thu hoạch quả để đảm bảo đủ thời gian cách ly tối thiểu.

Theo Hải Yến/nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 265


Hôm nayHôm nay : 45233

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 364936

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73411907