21:03 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trừ sâu bệnh hại chính trên lúa đông xuân tại Hà Tĩnh

Thứ năm - 05/04/2012 23:08
Hiện nay, các trà lúa Đông Xuân đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ. Những ngày qua, thời tiết nắng ấm, sáng sớm và đêm có sương mù là điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt đồng thời tạo điều kiện cho một số đối tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại đặc biệt là bệnh đạo ôn, rầy nâu và rầy lưng trắng trên lúa.
Theo kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, đến thời điểm hiện nay bệnh đạo ôn đã phát sinh gây hại trong toàn tỉnh tỷ lệ trung bình 5 – 25%, cục bộ nơi cao tỷ lệ bệnh 40 – 50% (Lộc Hà, Can Lộc, Thạch Hà...) với tổng diện tích nhiễm là 741,4 ha trong đó có 45,2 ha bị nhiễm bệnh nặng; Rầy nâu, rầy lưng trắng xuất hiện ở Đức Thọ, Can Lộc, Hồng Lĩnh, Thạch Hà, Vũ Quang, thành phố Hà Tĩnh mật độ trung bình 10 - 30 con/m2, nơi cao 100 - 300 con/m2 chủ yếu tuổi 4, tuổi 5; cục bộ 700 – 1.000 con/m2 tuổi 1, tuổi 2 (Đức Thọ, Can Lộc, Cẩm Xuyên...).

Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh trên cây lúa để có biện pháp phòng trừ kịp thời

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu, bệnh gây ra, người dân cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm và chủ động phòng trừ có hiệu quả bằng các biện pháp sau:
- Đối với bệnh đạo ôn: Khi phát hiện bệnh ngừng bón thúc đạm, duy trì mực nước 3 - 4 cm trong ruộng và tiến hành phun các loại thuốc hóa học sau: Fujione 40WP, FuNhật 40WP, Beam 75WP, Filia 525SC, Kabim 30WP,…
- Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng: Khi mật độ rầy cao cần tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc hoá học: Applaud 10WP, Chess 50WG, Alika 247SC, Ba Đăng 300WG… khi rầy tuổi nhỏ.
(Liều lượng, nồng độ thuốc sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn bao, gói).
Hồng Thuý
Văn phòng Điều phối

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 138


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 967937

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72650646