13:08 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý dịch hại cây ăn trái mùa mưa

Thứ ba - 14/08/2018 03:52
Mùa mưa là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh lây lan trên vườn cây ăn trái. Vì vậy cần có nhiều biện pháp đồng bộ để quản lý.
Để sầu riêng ra hoa cần áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để hạn chế sâu bệnh

GS.TS Trần Văn Hậu, giảng viên Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, ĐH Cần Thơ cho biết, rệp sáp thường phát triển mạnh vào mùa khô. Mùa mưa thời tiết ĐBSCL lại có đợt khô hạn ngắn (hạn bà chằn) khi bà con tận dụng xử lý cho cây ra trái mùa nghịch. Đó là điều kiện để rệp sáp phát triển và gây hại.

Hiện bà con xử lý ra hoa mùa nghịch trên sầu riêng khá phổ biến. Mùa mưa khí hậu ẩm ướt, cây khó ra hoa. Nông dân muốn cho sầu riêng ra hoa thì phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ. Thông thường, sau khi thu hoạch xong nhà vườn bón phân kích thích ra đọt để cây đủ khả năng ra trái tốt. Trong giai đoạn nuôi trái, nếu trái nhiều nên tỉa trái bỏ bớt. Đối với giống sầu riêng MongThong, Ri6 (tùy theo tuổi cây) muốn ra trái thì phải tạo tán ngay từ nhỏ, để cành chết đi rồi sẽ phục hồi rất khó.

Để xử lý ra hoa thì điều kiện quản lý nước cực kỳ quan trọng. Hệ thống cống bộng phải chủ động được nước. Thông thường tháng 10 là mưa dầm, nếu không phủ gốc thì hiệu quả ra hoa sẽ không cao. Để làm bông mùa nghịch, phải chuẩn bị cây thật tốt, siết được nước, phun hóa chất để tạo mầm hoa...

TS Lê Quốc Điền, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, hầu hết nhà vườn đều muốn SX nghịch vụ để có trái bán giá cao. Để quản lý rệp sáp bà con cần lưu ý đối tượng cộng sinh là kiến. Kiến phân tán toàn vườn, phát triển rất nhanh và khó diệt. Muốn giải quyết triệt để thì phải diệt kiến trước. Không nên sử dụng thuốc BVTV hóa học mà dùng thuốc sinh học để trái cây an toàn.

Cách làm khá đơn giản, sử dụng bột ớt và tỏi phối trộn (100gram bột ớt kết hợp với 100gram bột tỏi đã ngâm trước 1 tháng) hòa chung khoảng 100 lít nước để phun từ 1 - 2 lần sẽ diệt được nhóm kiến.

Trước khi mùa trái cây chuẩn bị ra bông thì giảm bớt được mật số rệp sáp và nếu không có nhóm kiến thì rệp sáp chỉ xuất hiện ở một vài điểm và diệt rất nhanh. Nhóm rệp sáp rất dễ quản lý, nên kiểm soát liên tục và thường xuyên. Có thể sử dụng 15cc nước rửa chén hòa với nước để phun ở những vị trí có rệp sáp. Quan trọng nhất là nên sử dụng các biện pháp sinh học sẽ giải quyết được kiến thì sẽ giải quyết được rệp sáp, đây là cách làm mang tính bền vững.

Theo TS Điền, để xử lý bệnh thối rễ vào mùa mưa, trước tiên cần kiểm tra sức khỏe của cây. Đối với cây sầu riêng, rễ cả thân rất nhiều nước, nếu đất bị ẩm ướt kéo dài liên tục sẽ dẫn đến thối rễ, phải kiểm soát nước thật kỹ. Bệnh thối rễ thường phát sinh sau cơn mưa buổi tối. Cây sầu riêng thối rễ trên đọt sẽ nhanh chết, phải tìm thối rễ chỗ nào để cắt bỏ và quét thuốc ở vị trí đó để trị. Thối rễ sơ cấp cây sẽ suy kiệt rất nhanh.

Chú ý, trong thời gian xử lý bộ rễ nên phun qua lá, chọn một số phân bón lá cao cấp sẽ giúp lá hấp thu mạnh, giúp hồi phục rễ và mọc rễ mới. Hiện có rất nhiều loại thuốc có thể xử lý được, nhưng phải sử dụng đúng liều lượng và điều trị cho dứt điểm. Những cây, trái bị bệnh đã đốn bỏ thì không được bỏ xuống mương mà nên đốt bỏ để tránh lây nhiễm bệnh.

Kỹ sư Phạm Văn Huy, Cty Behn Meyer Việt Nam cho biết, trong quá trình xử lý nghịch vụ sầu riêng cần quản lý một số bệnh hại. Sau khi ra cơi đọt thì bón ít phân lân khi được 2 - 3 lá. Không để nước vào đọng bên trong sẽ dẫn đến tỷ lệ ra hoa không hiệu quả. Bên cạnh những yếu tố xử lý bằng thủ công thì yếu tố góp phần quan trọng là bón phân lân, sau 7 - 10 ngày tiến hành bón Nitrophoska 15-15-15 của Cty BM. Đối với dòng này cây từ 4 - 7 năm tuổi thì bón khoảng 1 - 1,2 kg/gốc, độ tuổi từ 8 năm trở lên thì bón khoảng 1,5 kg/gốc.

Sau quá trình bón Nitrophoska 15-15-15 khoảng 5 ngày bắt đầu bón Fruit Ace. Phân có thành phần kali 30%, kali tinh khiết, kali trắng giúp kích thích ra hoa, hạn chế cháy lá. Đối với cây từ 4 - 7 năm tuổi thì bón 700gram/gốc, cây trên 10 năm tuổi thì bón từ 1 - 1,2kg/gốc.

HOÀNG VŨ/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 309

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 300


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1133626

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60141949