08:18 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rầy nâu - Tác hại và biện pháp phòng trị

Thứ ba - 26/03/2019 03:51
Rầy nâu gây hại bằng cách chích hút nhựa lúa, truyền bệnh virus... Rầy có thể gây hại từ giai đoạn sạ đến khi sắp thu hoạch. Ruộng bị cháy rầy thành từng chòm, nơi lúa mọc tốt, rậm rạp hay gần nơi có ánh sáng đèn vào ban đêm.

Rầy sinh sống và gây hại chủ yếu nơi gốc lúa. Rầy đẻ trứng ở bẹ và gân lá, có 5 tuổi, 2 - 3 ngày lột xác một lần, vòng đời khoảng 28 - 30 ngày, rầy trưởng thành thích ánh sáng đèn, có 2 dạng: cánh ngắn và cánh dài, ruộng đầy đủ thức ăn, rầy cánh ngắn chiếm đa số, khi ruộng hết thức ăn hay điều kiện thời tiết không thuận lợi, rầy sẽ di cư (vào ban đêm).

Ngoài thiệt hại do cháy rầy, rầy còn truyền bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá và lúa cỏ. Bệnh không có thuốc trị. Rầy non và rầy trưởng thành đều có khả năng truyền virus, rầy lột xác vẫn truyền bệnh, tuy nhiên bệnh không truyền qua trứng, thời gian ủ bệnh trong rầy khoảng 7 - 10 ngày, rầy nhiễm virus chích hút lúa chưa tới 1 giờ có thể truyền bệnh cho lúa khỏe, 1 cá thể rầy nâu có thể truyền cùng lúc cả hai bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, trên cùng một bụi lúa có thể mang cả hai bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Tuy nhiên, cũng trong 1 bụi có thể có chồi bệnh, chồi không bệnh. Thời gian ủ bệnh trên lúa còn tùy vào giống và giai đoạn bị nhiễm bệnh.

Nhìn chung giai đoạn nhiễm bệnh càng sớm (khoảng 1 tháng sau khi sạ – lúa với ngắn ngày), thời gian ủ bệnh sẽ càng ngắn và thiệt hại càng nặng. Cỏ lồng vực (cỏ gạo), cỏ đuôi phụng là ký chủ trung gian của bệnh, bệnh không lây qua trứng rầy, giống, đất, nước, gió, vết thương trên lúa…

Biện pháp tổng hợp quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa:

(1) Hạn chế trồng giống nhiễm,

(2) Gieo sạ đồng loạt (né rầy) theo hướng dẫn của cơ quan chức năng,

(3) Không sạ, cấy dầy,

(4) Vệ sinh đồng ruộng, không để lúa chét,

(5) Thả vịt ăn rầy (nếu điều kiện cho phép),

(6) Nâng mực nước trên ruộng để diệt trứng (nếu có thể),

(7) Thăm đồng thường xuyên nhất là giai đoạn đầu một tháng sau sạ,

(8) Chú ý trừ rầy giai đoạn mạ,

(9) Thường xuyên theo dõi thông báo sâu bệnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng,

(10) Phun thuốc đặc trị theo hướng dẫn của Cục BVTV như Butyl (Buprofezin) 10WP, 400SC, Bascide (Fenobucarb) 50EC, Schezgold (Pymetrozin) 500WG, Brimgold (Dinotefuran + Imidaclopride) 200WP hoặc Sairifos (Chlorpyrifos + Cypermethrin) 585EC (trường hợp mật số rầy quá cao cần dập dịch tức thời). Chú ý cần phun theo 4 đúng, phun đủ lượng nước thuốc theo khuyến cáo (tối thiểu 2 bình 16 lít/1.000 m2) , phun vào gốc nơi rầy sinh sống và gây hại, có thể phun sáng sớm hay chiều mát.

TH.S HUỲNH KIM NGỌC
Nguồn tin: https://nongnghiep.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 251


Hôm nayHôm nay : 41956

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1154998

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72837707