13:01 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rệp vẩy hại cây thanh long ruột đỏ

Thứ ba - 07/02/2017 09:57
Rệp vẩy gây hại phổ biến ở các vùng trồng thanh long trong điều kiện khô hạn kéo dài, gây hại nặng trong giai đoạn nụ hoa, trái non...

 

I. NGUYÊN NHÂN GÂY HẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH

Do một loài rệp vẩy màu nâu trông giống như vẩy ốc, chúng bám chặt vào thân cành, lá thanh long. Chúng gây hại phổ biến ở các vùng trồng thanh long trong điều kiện khô hạn kéo dài, gây hại nặng trong giai đoạn nụ hoa, trái non. Chúng hút hết dinh dưỡng làm cây còi cọc, sinh trưởng kém, ảnh hưởng trực tiếp đến ra quá trình ra hoa, kết quả. Ở miền Bắc, chúng thường xuất hiện và gây hại nặng vào tháng 10 - 12, miền Nam xuất hiện trong mùa khô hằng năm. 

II. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÒNG TRỪ

1. Biện pháp canh tác

- Tỉa bỏ cành lá bị hại nặng và đem tiêu hủy.

- Tưới nước kịp thời và đầy đủ trong mùa khô hạn.

- Bón phân cân đối, không thừa đạm, thay dần phân vô cơ bằng phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế rệp hại.

2. Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Nếu mật độ rệp thấp có thể dùng thuốc sinh học có hoạt chất như chế phẩm Beauveria và Metarhizium để trừ.

- Nếu mật độ rệp cao dùng một trong các thuốc có hoạt chất: Dinotefuran, Thiamethoxam, Nitenpyram, Buprofezin, Clothianidin,... khuyến cáo sử dụng trên cây thanh long. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao bì của từng loại thuốc, kết hợp với các loại dầu khoáng hoặc chất bám dính để tăng hiệu quả của thuốc. Đặc biệt lưu ý thời gian cách ly của thuốc trước khi thu hoạch.  

Theo Nguyễn Thị Nhung/khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 171


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1202362

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71429677