19:35 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rộn ràng vụ rau Tết ở Bình Định

Thứ bảy - 26/12/2015 06:18
Đến hẹn lại lên, cứ vào đầu tháng 11 âm lịch, người dân tại các làng rau Luật Chánh, xã Phước Hiệp (huyện Tuy Phước); làng rau Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (Tây Sơn) của tỉnh Bình Định… lại tất bật vào vụ Tết. Năm nay, nhờ “mưa thuận, gió hòa”, giá rau ổn định ở mức cao, niềm vui vào vụ rau Tết đã hiện rõ trên từng khuôn mặt của người nông dân.
 

Hối hả vào vụ

Đến làng rau Luật Chánh, những ngày này, chúng tôi được chứng kiến cảnh người dân đang tất bật vào vụ Tết. Trên các vườn rau, từ sáng sớm đến tối mịt lúc nào cũng tấp nập người trồng, chăm sóc rau với việc làm đất, lên luống, gieo giống, cột giàn lưới... Vụ rau Tết năm nay, làng rau có 84 hộ sản xuất với gần 6ha rau xanh các loại, gồm cải xanh, cải ngọt, rau dền, dưa leo, khổ qua, đậu cô-ve...

Ông Nguyễn Ngọc Thể, 52 tuổi, nông dân có “tuổi nghề” 30 năm trồng rau, tâm sự: Nghề trồng rau ở thôn Luật Chánh đã có trên 30 năm, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình. Rau tại đây được làm quanh năm nhưng Tết là vụ lớn nhất. Do nhu cầu tiêu thụ rau thời điểm trước, trong và sau Tết cao nên lượng rau trồng phải tăng gấp 3 - 4 lần so với ngày thường. Lứa rau cuối năm cũng là niềm hy vọng để mang lại cái Tết tươm tất cho người dân địa phương. Riêng với gia đình tôi, để có rau bán vào dịp cuối năm, tôi vừa xuống giống hơn 600m2 với các loại cải xanh, cải ngọt, rau muống, rau dền… Nhờ thời tiết khá thuận lợi nên cây rau vừa gieo xuống đã đâm chồi, nảy lộc, hứa hẹn một vụ mùa bội thu”.

Chộn rộn không kém, thời điểm giữa tháng 11 âm lịch, hàng trăm hộ dân ở khối Thuận Nghĩa không ai bảo ai cứ thế xuống đồng, cày ải đất, lên luống để kịp vụ rau cung cấp cho thị trường Tết. Vì thế, tại làng rau này, không khí xuân dường như cũng đến sớm hơn. Càng vui hơn, từ giữa tháng 10 âm lịch đến nay, giá các loại rau xanh tăng gấp đôi, gấp ba lần so với trước, thương lái lùng sục từ đầu đến cuối làng để mua rau.

Bà Lê Thị Ngà, ở tổ 1, khối Thuận Nghĩa, cho biết, thời tiết năm nay thuận lợi, ít lạnh nên gia đình bà đã xuống giống trên diện tích 3.000m2. “Vụ rau Tết năm nay, tôi trồng 4 loại rau gồm: cải xanh, cải ngọt, xà lách, ngò thơm và dưa leo. Thời tiết những ngày gần đây có mưa phùn xen lẫn nắng ấm thế này thì khoảng 20 tháng Chạp là đã có rau để đưa ra thị trường”, bà Ngà nói.

Nông dân thôn Luật Chánh chăm sóc vườn rau.

Cũng theo bà Ngà, Tết năm ngoái, rau xanh có phần tụt giá. Khi đó, giá cải ngọt chỉ ở mức 6.000 đồng/kg khiến nhiều gia đình chán nản. Vụ rau Tết năm nay, các hộ dân có phần lo lắng với nỗi lo cũ. Thế nhưng, khi thấy giá rau sạch từ giữa tháng 10 âm lịch đến nay có dấu hiệu tăng, nhiều hộ đã xuống giống ngay. Hiện, giá mỗi loại rau đều tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Cụ thể, giá cải xanh, cải ngọt là 15.000 đồng/kg, giá rau muống, dền, mồng tơi 12.000 đồng/kg, xà lách, ngò thơm, cải cúc 2.000 đồng/bó... “Thấy giá rau tăng, người trồng rau ai cũng mừng. Nếu giá rau từ nay đến cuối năm cứ ổn định ở mức này thì vụ rau Tết này, tôi bỏ túi khoảng 20 triệu đồng tiền lãi”, bà Ngà tự tin.

Ông Quách Văn Cầu, Chủ nhiệm HTXNN Thuận Nghĩa, chia sẻ: Làng rau Thuận Nghĩa có 366 hộ sản xuất 36ha rau, đậu các loại. Bình quân mỗi năm HTX cung ứng gần 70 tấn rau, củ, quả sạch cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Từ nay đến Tết Nguyên đán, HTX sẽ cung ứng khoảng 4 tấn rau, quả sạch các loại. Một lượng lớn rau đậu các loại được sơ chế, đóng nhãn, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm để đưa vào tiêu thụ tại Co.opmart Quy Nhơn, Big C và một số chợ đầu mối tại TP. Quy Nhơn”.

Chú trọng sản xuất rau VietGAP

Không chỉ chú trọng việc mở rộng diện tích trồng rau để đáp ứng thị trường Tết, người trồng rau ở Thuận Nghĩa hay Luật Chánh còn biết cách “đánh” vào tâm lý người tiêu dùng khi tạo ra sản phẩm rau sạch, an toàn. “Trước đây, nông dân có sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu… trong trồng rau, nhưng kể từ tháng 9/2010, làng rau Thuận Nghĩa được Dự án Sinh kế nông thôn chọn và xây dựng mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP thì bà con đã quan tâm nhiều hơn đến việc sản xuất rau an toàn, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng. Việc làm này không những giảm được chi phí sản xuất mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái”, ông  Cầu bày tỏ.

Với phương châm “sạch, chất lượng, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng” nên trong vụ rau Tết này, hầu hết nông dân ở các làng rau rất quan tâm đến việc sản xuất rau an toàn. Nhiều hộ đã hình thành các nhóm nông dân cùng sở thích sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Để diệt sâu bệnh, nông dân dùng phương pháp thủ công hoặc chăm bón rau bằng phân sinh học. Khâu làm đất luôn được chú trọng. Sau mỗi vụ rau, các hộ dành 3-5 ngày phơi đất và ủ phân chuồng. Đồng thời dùng lưới che bên trên để hạn chế nắng và giảm tác động của mưa to làm dập lá rau, đặc biệt là thời điểm rau còn non. Điều này đã mang lại hiệu quả, chất lượng rau tốt hơn, năng suất cao hơn so với những vườn không dùng lưới che. Trong quá trình sản xuất rau, nông dân cũng đã chú ý giảm dần việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu độc hại, tăng cường diệt trừ sâu bệnh bằng phương pháp thủ công, bón phân sinh học… để nguồn rau cung ứng cho thị trường được đảm bảo.

“Gia đình tôi không nằm trong nhóm hộ sản xuất rau VietGAP nhưng tôi có tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng rau an toàn. Từ khi được nghe, hiểu về rau VietGAP, nông dân chúng tôi biết về những tác hại của rau bẩn, có hại cho sức khỏe của mọi người. Giờ đây, ở Thuận Nghĩa, gia đình nào cũng tự giác tham gia trồng rau sạch”, anh Nguyễn Thanh Sao, khối Thuận Nghĩa, giãi bày câu chuyện sản xuất rau sạch ở địa phương.

Ông Phạm Long Thăng, Chủ nhiệm HTXNN Phước Hiệp, tâm sự: Để cạnh tranh hiệu quả, người trồng rau ở địa phương đã quan tâm nhiều hơn đến việc trồng rau sạch. Phương pháp canh tác theo thói quen như thấy rau có bệnh là phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ, bón phân hóa học đang được bà con loại bỏ dần. Hoạt động trồng rau trên địa bàn đang phát triển theo hướng sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường, vừa giảm chi phí sản xuất, an toàn cho người tiêu dùng mà còn bảo vệ chính sức khỏe người trồng rau.Đặc biệt, vấn đề sản xuất rau an toàn đã được người dân quan tâm, hướng đến xây dựng thương hiệu riêng cho làng rau tại địa phương.

Về đầu ra của rau sạch, ông Thái Lương Hùng, Giám đốc Co.opmart Quy Nhơn, khẳng định: “Co.opmart Quy Nhơn luôn tiếp nhận và tiêu thụ sản phẩm rau sạch của bà con trong tỉnh Bình Định, đặc biệt là sản phẩm rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP của làng rau Thuận Nghĩa và Luật Chánh. Mục đích là cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn, đồng thời nhằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh rau sạch của nông dân Bình Định. Đáng mừng là, thời gian qua, rau sạch Thuận Nghĩa, Luật Chánh đã được người tiêu dùng trong tỉnh tin cậy lựa chọn”.

 
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1122582

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72805291