17:21 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sâu bệnh gây hại lớn cho vụ lúa mùa

Thứ năm - 28/09/2017 23:44
Năm nay, diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng, mưa nhiều so với mọi năm. Trong khi đó, nông dân ở một số địa phương chủ quan, lơ là phòng trừ sâu bệnh khiến năng suất lúa mùa ở miền Bắc giảm, thiệt hại lớn về kinh tế.

 


Dịch bệnh vụ lúa mùa ở xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai (Hà Nội) khác thường và phức tạp. Trên một số cánh đồng, sâu bệnh đã bùng phát. Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp Tam Hưng Đỗ Văn Kiên cho biết, địa phương gieo cấy 750ha lúa mùa thì 400ha bị sâu bệnh gây hại chủ yếu là bệnh bạc lá, đốm sọc, tập trung tại các thửa ruộng cấy lúa Bắc thơm số 7 khiến năng suất lúa giảm từ 40 đến 50%. Bà Hoàng Thị Hường, thôn Văn Khê, xã Tam Hưng chia sẻ: "Gia đình tôi cấy 4 sào lúa, nhưng do sâu bệnh nên năng suất chỉ đạt 5 tạ, giảm 4 tạ so với vụ mùa năm ngoái. Năm nay, năng suất lúa giảm, nông dân gần như lỗ vì chi phí làm đất, cày bừa, phân bón khá cao". 

Ngoài xã Tam Hưng, nhiều địa phương khác ở Hà Nội cũng bị sâu bệnh gây hại nặng nên năng suất lúa giảm là điều khó tránh khỏi. Tại xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ (Hà Nội), nông dân trồng giống lúa chất lượng cao Hương thơm số 1 đều bị rầy nâu, bạc lá... gây hại, cá biệt một vài thửa ruộng ở thôn Phú Đa bị sâu bệnh gây hại toàn bộ, không cho thu hoạch. 

Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Thị Thoa đánh giá: Vụ mùa 2017, dịch bệnh phát sinh gây hại chủ yếu trên giống lúa chất lượng cao như Bắc thơm số 7… Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh trong những vụ lúa tiếp theo, các địa phương cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của sâu bệnh. Khi phát hiện sâu bệnh, chính quyền địa phương hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Nếu ruộng lúa bị nhiễm các loại sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn… có thể lựa chọn hỗn hợp thuốc để phun trừ; sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, người dân phải thu gom bao bì, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Không riêng Hà Nội diễn ra tình trạng này. Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), từ tháng 8 đến nay, một số dịch bệnh hại lúa mùa tiếp tục tăng mạnh ở nhiều địa phương miền Bắc, như dịch bệnh rầy nâu, rầy nâu trắng, bạc lá, khô vằn... Riêng tháng 8, diện tích lúa mùa bị sâu bệnh gây hại gần 420.700ha, trong đó: Diện tích nhiễm bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng hơn 118.730ha, tăng hơn 54.460ha so với cùng kỳ năm 2016; tương tự, diện tích bị nhiễm bệnh bạc lá 32.286ha, tăng gần 14.330ha… Ông Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết: Dịch bệnh hại lúa mùa ở miền Bắc diễn biến phức tạp cả về thời gian phát sinh lẫn mức độ gây hại. Khoảng cuối tháng 7 trở lại đây, tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh sớm hơn, mật độ có nơi lên tới 3 - 4 vạn con/m2, cao gấp 100 lần so với vụ mùa năm 2016. Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, gây úng ngập ở đầu vụ, đổ lúa ở cuối vụ. Bên cạnh đó là sự chủ quan, lơ là của người dân ở một số tỉnh, thành phố khi không thường xuyên thăm đồng, khiến dịch bệnh phát sinh nhanh. Hoặc nhiều hộ dân sử dụng phân bón chưa đúng kỹ thuật, bón nhiều đạm, không đúng thời điểm.

Trước thực trạng trên, ông Bùi Sĩ Doanh cảnh báo, hiện nay, một số loại sâu hại lúa vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh, chủ yếu nông dân vẫn dùng thuốc trừ sâu để phòng, chống. Do đó, để hạn chế thiệt hại, các tỉnh, thành phố cần tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân thường xuyên thăm đồng, nắm chắc diễn biến thời tiết, tình hình phát sinh gây hại các loại sâu bệnh để sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian. Các địa phương hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả sâu bệnh, trong đó lưu ý bệnh đạo ôn, bạc lá, rầy nâu trên các giống lúa đã bị nhiễm bệnh để có phương pháp thay đổi cơ cấu giống cho vụ tiếp theo.
 
 
Ngọc Quỳnh/ Hà Nội mới
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 317

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 315


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 485057

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70712372