21:12 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng cường phòng chống dịch bệnh trên ngao

Thứ tư - 22/03/2017 23:24
Trước tình trạng ngao chết trên diện rộng xảy ra ở một vài địa phương, nhưng không phát hiện tác nhân gây bệnh nguy hiểm (Perkinsus) mà do môi trường, Cục Thú y đã có Công văn số 195/TY-TS gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên ngao.

Cần thu gom xác ngao chết đưa đến nơi quy định Ảnh: PTC

Cần thu gom xác ngao chết đưa đến nơi quy định  Ảnh: PTC 

Theo đó, các biện pháp phòng bệnh được đặt ra như sau: Về nuôi: Chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, cỡ lớn và có kết quả xét nghiệm âm tính với Perkinsus; Mật độ thả và quy trình chăm sóc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý (lưu ý thả nuôi mật độ thưa); Hàng ngày thực hiện thu gom rác, xác ngao chết đưa đến nơi quy định tránh ô nhiễm bãi nuôi; Định kỳ kiểm tra kích cỡ ngao và mật độ nuôi để tiến hành san thưa, giảm sức cạnh tranh thức ăn, tạo điều kiện cho ngao phát triển tốt; Định kỳ 1 - 2 tháng/lần hoặc khi có hiện tượng ngao chết bất thường, thu mẫu xét nghiệm ký sinh trùng Perkinsus tại các vùng nuôi để đánh giá mức độ ô nhiễm và có biện pháp xử lý kịp thời.

Cùng đó, cần thống kê diện tích nuôi trong quy hoạch, ngoài quy hoạch; Tổng diện tích đang thả nuôi theo từng huyện. Kiểm tra nguồn giống và chất lượng con giống; Tập trung thả nuôi trong vùng quy hoạch nơi có đủ điều kiện tốt cho ngao sinh trưởng. Tổng hợp và hướng dẫn kỹ thuật nuôi phù hợp tập quán, kỹ thuật của người dân và đảm bảo an toàn dịch bệnh; Định kỳ 1 lần/tháng kiểm tra: độ mặn, pH, NH3, H2S, BOD5, COD, DO, tảo độc hoặc kim loại nặng để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu môi trường; Khi có biến động về thời tiết như nắng nóng kéo dài, nước biển đổi màu và mùi bất thường, thủy triều đỏ… hoặc có hiện tượng ngao chết cần tiến hành quan trắc (nước, bùn), có thể phun nước lên mặt bãi để giữ ổn định môi trường.

Khi vùng nuôi xuất hiện ngao chết: Tùy theo tình hình thực tế, địa phương tiến hành: Thu hoạch đối với ngao đạt kích cỡ thương phẩm; San thưa ngao kích cỡ nhỏ hoặc di chuyển sang khu vực khác ít bị ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ; Nhanh chóng thu gom xác ngao chết đưa ra khỏi khu vực nuôi, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường khiến tình trạng ngao chết trầm trọng hơn; Tạm dừng thả nuôi mới cho đến khi xử lý xong nguyên nhân gây chết ngao và các chỉ tiêu môi trường về ngưỡng cho phép. Cùng đó, cần tiến hành thống kê thiệt hại, đề xuất các biện pháp xử lý và hỗ trợ người nuôi theo quy định. Đồng thời, thông báo cho các vùng xung quanh để có biện pháp phòng chống kịp thời.

Nguồn: thủy sản việt nam

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 327

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 326


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 395931

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73442902