12:34 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thâm canh dưa hấu trên ruộng

Thứ bảy - 20/04/2013 10:19
Chủ trương đưa cây màu xuống ruộng trong vụ HT để hạn chế sử dụng nước tưới được ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long phát động trong nhiều năm qua. Từ đó việc thâm canh cây màu trên ruộng vụ HT trên địa bàn tỉnh liên tục tăng.

Huyện Tam Bình đã mở rộng diện tích trồng màu trên đất vườn lẫn đất ruộng là 1.484,5 ha. Trong đó có 181,5 ha dưa hấu, chiếm trên 10% diện tích màu. Dưa hấu là cây màu được nông dân chọn để trồng luân canh với lúa hay các loại rau màu khác, do có thị trường tiêu thụ rộng.

Trồng dưa hấu không khó nhưng đòi hỏi người trồng phải biết kỹ thuật, từ đó đúc kết thành kinh nghiệm qua các vụ kế tiếp thì mới thành công. Trồng rau màu nói chung và dưa hấu nói riêng, đều cần phải trồng luân canh với các loại rau màu khác họ để hạn chế sâu bệnh, cắt đứt nguồn lây lan mầm bệnh và cải tạo đất giúp cây trồng sử dụng dinh dưỡng tốt hơn.

Từ trước đến nay nông dân vẫn có thói quen trồng lúa chứ ít người dám thâm canh cây màu, nhưng đối với hộ anh Liêu Minh Tâm ở xã Bình Ninh, huyện Tam Bình là người dám nghĩ, dám làm. 

Anh Tâm đã trồng dưa hấu trên nền đất lúa từ 3 năm nay, và chưa luân canh với bất kỳ cây trồng nào khác. Dưa hấu vẫn cho năng suất cao và bán được giá, nên anh không có ý định sẽ đổi sang trồng cây khác.

Anh Tâm nói, anh đến với nghề trồng dưa hấu do thấy nhiều người thoát nghèo và trở nên khá giàu nhờ cây màu. Từ đó anh đã tìm tòi học hỏi trên sách, báo, internet và đi nhiều nơi để học kinh nghiệm thực tế. 

Sau khi đã có kiến thức về cây dưa hấu, anh bắt tay vào trồng vụ thứ nhất, do trồng vụ đầu nên anh chỉ lấy 3.000 m2 trong 10.000 m2 đất ruộng của mình để trồng thử.

Anh cho biết, lúc đầu chưa có kinh nghiệm và không biết dưa hấu có hợp với vùng đất mình không và chưa có đầu ra ổn định, nên không dám trồng nhiều. Nhờ cần cù, học hỏi kinh nghiệm, anh quyết định chọn dưa hấu để thay thế cây lúa. 

Do vùng đất này đã thâm canh lúa từ nhiều năm nay nên năng suất lúa giảm dần, cây cạn kiệt dinh dưỡng từ đất, giá cả lại bấp bênh. Lúc trúng mùa được giá thì 1 ha lúa lời 20 triệu đồng, khi mất giá lời không tới 10 triệu.

Trồng lúa không có lời nhiều mà lại phụ thuộc vào thị trường, nên nhiều người dân ở đây đã chuyển sang trồng luân canh các loại rau màu ngắn ngày như: hành, dưa leo, bầu, bí… còn anh Tâm thì chọn cây dưa hấu. Mỗi năm anh trồng 3 vụ: Vụ ĐX từ tháng 11 - 12 DL; vụ xuân hè từ tháng 3 - 4 DL; vụ thu đông từ tháng 7 - 8 DL.

Do dưa hấu có thời gian sinh trưởng ngắn nên sau khi thu hoạch anh cho đất nghỉ, sau 2 tháng mới trồng vụ mới. Sau 3 vụ anh tiến hành san phẳng đất để ngập nước trong 2 tháng rồi lên liếp mới để trồng vụ thứ 4, cứ thế đến vụ thứ 6 anh lại lên liếp mới để trồng vụ thứ 7. 

Tính đến nay anh đã làm liếp 3 lần. Nhờ cách làm này mà dưa hấu vẫn phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh, anh cảm thấy trồng không khó mà lại nhanh thu lời.

"Trồng thâm canh cây màu phải bảo đảm được thời gian cách ly giữa hai vụ; chọn đúng giống có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu thị trường và dự đoán trước giá cả để đảm bảo đầu ra ổn định. So với thâm canh 3 vụ lúa hay luân canh 1 vụ màu, 2 vụ lúa, thì trồng 3 vụ dưa hấu cho thu nhập cao hơn gấp 2 - 3 lần nhưng cần phải có kinh nghiệm mới thành công được", anh Tâm chia sẻ.

Bí quyết giúp anh Tâm thành công là ngoài việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật còn phải chọn giống tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đáp ứng được nhu cầu thị trường. 

Vì vậy dưa hấu vụ nào cũng bán được giá cao, lúc thấp nhất là được 4.000 đ/kg, cao nhất 7.000 đ/kg. Dưa hấu của anh được thương lái ở các tỉnh như Đồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh và Cần Thơ thu mua.

Khi thu hoạch anh liên hệ với các thương lái, ai mua giá cao thì bán. Vụ xuân hè này anh trồng giống dưa Super Hoàn Châu của Cty Syngenta, trái có trọng lượng trung bình 1,5 - 3 kg, ruột đỏ, chắc thịt, độ ngọt cao, vỏ mỏng và dai, thích hợp vận chuyển đi xa và bảo quản được lâu. 

Mặc dù chưa tới ngày thu hoạch, nhưng thương lái ở Cần Thơ đặt cọc trước với giá 5.000 đ/kg.

Anh Tâm cho biết vụ này sợ nhất là bù lạch truyền bệnh khảm, nên khi bệnh mới xuất hiện đã phun thuốc kết hợp với dầu khoáng để ngăn ngừa bệnh phát triển. Nếu không hết bệnh triệt để anh thay đổi thuốc ở lần phun kế để tránh hiện tượng kháng thuốc. Hiện dưa của anh phát triển tốt.

Trước khi thu hoạch 10 ngày anh đã ngưng bón phân, phun thuốc để bảo đảm thời gian cách ly. Ước tính năng suất trung bình 25 tấn/ha. Với giá như trên thì thu nhập 125 triệu đ/ha, sau khi trừ chi phí còn lời trên 60 triệu đ/ha, thu nhập cao hơn lúa gấp 3 lần.

Báo Nông nghiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 240


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 265162

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73312133