03:36 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thiên tai, dịch hại ảnh hưởng mạnh năng suất lúa ĐBSCL

Thứ hai - 15/05/2017 05:32
Sản xuất lúa tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL những tháng đầu năm 2017 đối mặt với nhiều khó khăn do thiên tai, dịch hại làm năng suất sụt giảm mạnh.

  Các vụ còn lại trong năm đang được đẩy mạnh triển khai, song khả năng sẽ khó hoàn thành chỉ tiêu sản lượng.  

Tụt dốc

Từ đầu năm đến nay, nông dân Kiên Giang đã sản xuất 2 vụ lúa là vụ mùa (chủ yếu lấp vụ trên nền đất nuôi tôm) và vụ ĐX. Trong đó, vụ mùa  gieo trồng 47.432ha nhưng diện tích cho thu hoạch 37.079ha, năng suất 3,76 tấn/ha. Vụ ĐX gieo trồng 308.792ha, đến nay đã thu hoạch cơ bản dứt điểm, năng suất bình quân chỉ đạt 6,16 tấn/ha, thấp hơn gấn 1 tấn/ha so với vụ ĐX năm trước. Như vậy, sản lượng lúa của cả 2 vụ nói trên ước đạt hơn 2 triệu tấn, giảm hụt gần 333.000 tấn so với kế hoạch đưa ra của tỉnh.

Nguyên nhân do thời tiết nắng hạn và xâm nhập mặn cục bộ lúc đầu vụ đã làm gần 21.000ha lúa vụ mùa và hơn 14.000ha lúa ĐX ở 2 huyện An Biên và An Minh bị thiệt hại. Trong đó có trên 10.000ha bị mất trắng, còn lại thiệt hại từ 30 - 70%. Bên cạnh đó, năm nay tình hình dịch bệnh cũng có những diễn biến bất thường, nhất là dịch muỗi hành tăng đột biến. Cụ thể, trong tổng số 53.500ha lúa của tỉnh nhiễm dịch hại thì có gần 29.000ha bị nhiễm muỗi hành, với mức gây hại từ trung bình (10 - 20%) đến nặng hơn (trên 21%). Đây là nguyên nhân chính làm cho năng suất lúa của Kiên Giang đạt năng suất thấp, kéo sản lượng sụt giảm mạnh.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, do năng suất bình quân 2 vụ lúa vừa qua đạt thấp nên ngành đang tập trung chỉ đạo tăng tốc 2 vụ lúa còn lại trong năm là HT và TĐ nhằm bù đắp phần nào sản lượng bị sụt giảm. Tuy nhiên, với chỉ tiêu sản xuất trên 4,5 triệu tấn lương thực trong năm 2017, nhiều khả năng sẽ khó hoàn thành kế hoạch này...

Dịch hại gia tăng

Tỉnh An Giang vụ HT 2017 diện tích xuống giống 189.135/239.002ha, đạt 79,08% diện tích kế hoạch. Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh này, vụ lúa năm nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Cụ thể trong tuần đầu của tháng 5, lúa HT trên địa bàn An Giang xuất hiện 8 đối tượng gây hại như rầy nâu, chuột, đạo ôn, sâu cuốn lá, lem lép hạt... tổng diện tích lúa bị ảnh hưởng 15.388ha.

08-08-53_nh-2-thot-tiet-bt-loi-nng-sut-lu-ht-co-the-gim-nng-sut

Thời tiết bất lợi có thể khiến năng suất lúa HT bị giảm

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV Đồng Tháp, toàn tỉnh đã xuống giống hơn 170.000ha, đạt 92,5% diện tích kế hoạch. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, các đợt nắng nóng kéo dài liên tục đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nhiều diện tích lúa HT gieo sạ sớm bị một số đối tượng sâu bệnh gây hại.

Qua kiểm tra đồng ruộng, phát hiện rầy di trú với mật số thấp, cao điểm ở các huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông… có nơi mật độ rầy từ 4.300 - 22.000 con/bẫy/đêm. Ngoài ra, số diện tích nhiễm rầy nâu khoảng 2.700ha trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ, trong đó nhiễm nặng 52ha (xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò) với mật số rầy hơn 3.000 - 4.000 con/m2. Ngoài các đối tượng gây hại này, do thời tiết nắng mưa xen kẽ còn xuất hiện bệnh đạo ôn lá... Nông dân các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng vừa xuống giống gặp mưa dầm nhiều ngày liên tiếp khiến hàng ngàn ha lúa bị thiệt hại nặng, có nơi phải sạ lại.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Đồng Tháp cho biết, đối với một phần diện tích lúa HT chưa xuống giống, Chi cục khuyến cáo nông dân chú ý khâu làm đất kỹ và có thời gian cách ly giữa vụ (10 - 15 ngày). Kết hợp với biện pháp dọn sạch cỏ dại, gốc rạ, vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột và ốc bươu vàng.

"Với diện tích lúa đang phát triển, nhằm hạn chế thiệt hại do các đối tượng sâu bệnh gây ra, cần tập trung chủ động nước tưới, chăm sóc, bón phân cân đối theo đúng quy trình kỹ thuật và cần thường xuyên thăm đồng, nắm rõ diễn biến rầy nâu và các loài dịch hại khác trên để có những biện pháp xử lý kịp thời", bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh.

Theo nongnghiep.vn

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 232


Hôm nayHôm nay : 36357

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1236871

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71464186