11:50 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thiếu nước, hàng ngàn héc-ta lúa hè thu chậm thời vụ

Thứ sáu - 17/06/2016 22:30
Đến hết ngày 15/6 (thời hạn cuối gieo cấy theo lịch thời vụ của tỉnh), toàn tỉnh mới chỉ thực hiện được 16.600 trong tổng số 42.100 ha lúa hè thu, gần 40% kế hoạch. Chạy đua với thời gian để hoàn thành hết số diện tích còn lại, thử thách lớn nhất trong sản xuất hè thu của nhiều địa phương thời gian tới đó là thực trạng thiếu hụt nguồn nước tưới.

Thạch Hà - một trong những địa phương cuối nguồn, thường xuyên phải hứng chịu tình trạng thiếu nước tưới và nước sinh hoạt, thời điểm này, tình trạng khô hạn lại càng gay gắt. Vụ hè thu 2016, trong tổng số gần 5.000 ha lúa, đến thời điểm này, huyện có trên 50% diện tích đang từng ngày… chờ nước.

thieu nuoc hang ngan hec ta lua he thu cham thoi vu

Đối với một số thửa ruộng tận dụng được một ít nước, bà con tranh thủ thời gian, khẩn trương làm đất để xuống giống nhưng vẫn không khỏi lo lắng.

Đặc biệt, đối với các xã vùng Bắc Hà (Thạch Liên, Thạch Kênh, Thạch Sơn, Phù Việt, Việt Xuyên, thị trấn Thạch Hà...), thường xuyên thiếu nước trầm trọng lại càng bi đát hơn. Hầu hết các trục kênh còn “nằm dài” đợi nước về. Hàng trăm ha đất sản xuất hè thu của các địa phương này hầu như vẫn “án binh bất động” dù người dân hết sức nôn nóng trước tình trạng chậm lịch thời vụ.

Đối với một số thửa ruộng tận dụng được một ít nước, bà con tranh thủ thời gian, khẩn trương làm đất để xuống giống nhưng vẫn không khỏi lo lắng. “Mặc dù hiện đang có một ít nước, đủ để làm đất và xuống giống cho hơn 1 sào đất này, nhưng mấy ngày tới, nếu không có nước ở thượng nguồn về, thì không những hết cơ hội sản xuất hè thu mà với diện tích đã được xuống giống, lúa cũng khó sống nổi khi thời tiết nắng nóng như thế này” - chị Hoàng Thị Hân (thị trấn Thạch Hà) chia sẻ.

Ngay từ khi bắt đầu triển khai sản xuất vụ xuân 2016, nguy cơ thiếu nước tưới cho vụ hè thu đã được dự báo. Tuy nhiên, kịch bản cung ứng nước thực tế đã bị sai lệch với một biên độ khá lớn, nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố thời tiết cực đoan.

Theo ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, trong điều kiện không có mưa lớn, tổng lượng nước tưới cần thiết từ nay đến cuối vụ sẽ thiếu, nhưng lại hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động tưới đầu vụ. Nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu nước tại các vùng cuối nguồn hiện nay, thứ nhất là bởi đã lâu không có mưa, độ ẩm trong đất quá thấp nên lượng nước hao tổn do hấp thụ trên các tuyến kênh, các vùng đầu nguồn là rất lớn. Nền nhiệt bình quân trong ngày cao đột biến và lượng gió khô nóng lớn, cũng là nguyên nhân gây thất thoát nước...

Hiện nay, trong rất nhiều phương án đảm bảo nguồn nước tưới, thì tiết kiệm nước vẫn là phương án tối ưu được các công ty thủy lợi trên địa bàn triển khai. Cùng với đó, việc điều tiết nước cũng đang được ngành nông nghiệp và các địa phương trên toàn tỉnh tích cực vào cuộc, nhằm đảm bảo hài hòa giữa các vùng thượng nguồn và hạ nguồn.

thieu nuoc hang ngan hec ta lua he thu cham thoi vu

Nhiều diện tích của huyện Lộc Hà chưa có nước để làm đất sản xuất hè thu.

Ông Lê Văn Trọng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, ngành nông nghiệp đang huy động toàn bộ lực lượng và tập trung cao nhất các giải pháp, đồng thời, phối hợp với các địa phương tổ chức bám đồng thực hiện các giải pháp cung ứng nước. Trong đó, điều tiết nước là giải pháp tối ưu để đảm bảo nước tưới cho các địa phương cuối nguồn. Phấn đấu không để bỏ hoang diện tích”. Đối với các địa phương không chủ động nguồn nước tưới trực tiếp, hệ thống bơm đang được chỉ đạo duy tu, bảo dưỡng.

Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, trong điều kiện khó khăn về nguồn nước tưới như thời điểm này, bám sát chỉ đạo của tỉnh, các đơn vị quản lý nước cũng như các địa phương cần tích cực rà soát, đánh giá, cân đối khả năng nguồn nước thực tế ở các hồ đập, sông suối để xây dựng kế hoạch tưới cụ thể.

Đặc biệt, phải chú trọng các giải pháp về công trình để nâng cao hiệu suất cung ứng nước; tổ chức vận hành, điều tiết, phân phối, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm; chú ý ưu tiên đối với các địa phương vùng hạ nguồn; xác định rõ diện tích chủ động nước để gieo cấy lúa. Đối với các diện tích không chủ động nước, cần có phương án chuyển đổi ngay sang các loại cây trồng cạn; tuyệt đối không được bỏ hoang diện tích.

Theo Vũ Dũng/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 712


Hôm nayHôm nay : 69387

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1522154

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74569125