Chưa bao giờ, đến tận giữa tháng 3 mà nhiệt độ tại miền Bắc vẫn như mùa đông: 10-15 độ C. Còn ở miền Nam, nhiệt độ xấp xỉ mức 38- 39 độ C.
Tình trạng trên đang xảy ra tại hai miền Nam, Bắc trong khi với quy luật bình thường, nền nhiệt độ sẽ ôn hòa hơn rất nhiều. Ông Lê Thanh Hải, phó giám đốc trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương cho biết, dự báo những đợt nóng như thế này sẽ kéo dài đến giữa tháng 4. Không những vậy, nắng nóng cộng độ ẩm thấp khiến thời tiết sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người già và trẻ em.
Chưa sang hè đã nóng, qua mùa đông vẫn lạnh
|
Chưa bao giờ, đến tận giữa tháng 3 mà nhiệt độ tại miền Bắc vẫn như mùa đông: 10-15 độ C. (Ảnh minh họa) |
Đối với miền Bắc, dự báo từ nay đến hết tháng 3 vẫn còn 1- 2 đợt rét đậm nữa xảy ra, kèm sương mù và mưa phùn. Chỉ đến sang tháng 4, hiện tượng thời tiết này mới chấm dứt.Nhiệt độ bất thường là vậy, còn mức nước ở một số nơi cũng có hiện tượng bất thường so với hằng năm. Đáng kể nhất là lần đầu tiên trong lịch sử, mực nước sông Hồng dâng cao trong tháng 3 và triều cường ở TP HCM cao bất thường dù đang giữa thời kỳ khô hạn.Nếu theo kinh nghiệm dân gian, những năm Thìn thì rồng phun nước dữ dội, mưa lũ và ngập lụt nhiều. Tuy nhiên, ông Lê Thanh Hải lại không cho như vậy. Theo ông Hải, sau tết âm lịch, các tỉnh phía Bắc chứ không riêng gì thủ đô Hà Nội, đã xuất hiện một số cơn mưa dông, mưa rào, có sấm nhưng không kéo dài. Miền Nam hứng bão nhiều hơnNhận định về xu thế thời tiết năm nay, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, cho biết, bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực biển Đông có khả năng nhiều hơn trung bình nhiều năm và xuất hiện sớm hơn so với quy luật hàng năm (bình thường khoảng giữa tháng 5). Dự báo, có thể có 6 - 7 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Bên cạnh đó có khả năng xảy ra một số đợt nắng nóng vào đầu mùa hè ở các tỉnh Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ. Ở Nam bộ, tình hình khô hạn và thiếu nước không xảy ra trên diện rộng và mức độ xâm nhập mặn tương đương năm 2011...Song nhiều nhà khoa học nhận định, xu hướng các cơn bão đổ bộ vào đất liền sẽ thay đổi từ Bắc vào Nam. Nghĩa là nếu như trước đây, bão thường đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc thì nay, các tỉnh phía Nam sẽ hứng bão nhiều hơn. Điều này cũng chứng minh, ảnh hưởng của biến biến đổi khí hậu tác động đến thiên nhiên. Bên cạnh đó, có khả năng mùa mưa tại hai khu vực này sẽ đến sớm hơn so với bình thường. Trung tâm khí tượng thủy văn cũng cảnh báo: Nhiều khả năng sẽ xảy ra thiếu nước và khô hạn cục bộ ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên trong những tháng tới. Thời tiết bất thường La Nina và biến đổi khí hậu Sở dĩ miền Bắc đang ngập chìm trong không khí lạnh vì năm 2012, Việt Nam vẫn là khu vực chịu tác động của La Nina. Hiện tượng La Nina được biết đến với đặc thù là các đợt không khí lạnh tăng cường. Còn ở khu vực phía Nam do hoàn lưu khí hậu bị chặn lại bởi dãy Trường Sơn, kết hợp với không khí nóng đang hoành hành tại khu vực xích đạo nên kéo theo những đợt nóng bất thường. Về hiện tượng triều cường cao nhất trong vòng 20 năm qua tại TP HCM, đó là do tác động của biến đổi khí hậu. Hiện tượng nước biển dâng diễn ra tại khắp các vùng trên cả nước, song khu vực phía Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất vì vùng dân cư ở thấp hơn khu vực phía Bắc. TS Nguyễn Lan Châu, nguyên Phó giám đốc Trung tâm khí tượng-thủy văn quốc gia. |
Theo Baodatviet