02:04 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 1 tháng 6/2015

Chủ nhật - 07/06/2015 22:58
Gạo Thái Lan loại 5% tấm, 25% tấm và Hommali giảm 5 USD/tấn. Gạo Việt Nam loại 25% tấm tăng 5 USD/tấn. Gạo Ấn Độ loại 25% tấm tăng 10 USD/tấn. Gạo Pakistan không thay đổi.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 360 - 370 USD/tấn, giảm  5 USD/tấn và cao hơn gạo Việt Nam 10 USD/tấn hiện giá 350 - 360 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 5% tấm hiện giá  375 - 385 USD/tấn,  thấp hơn gạo cùng loại của Pakistan 15 USD/tấn hiện giá 390 – 400 USD/tấn. Gạo Thái Lan 25% tấm hiện giá 340 - 350 USD/tấn, giảm  5 USD/tấn và cao hơn gạo Việt Nam 10 USD/tấn hiện giá 330- 340 USD/tấn, tăng  5 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 25% tấm hiện giá 360 - 370 USD/tấn, tăng  10 USD/tấn và cao hơn gạo Pakistan 10 USD/tấn hiện giá 350 - 360 USD/tấn. Giá gạo vào ngày 6/5/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 6/6/2015 so với ngày 29/5/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

29/5/2015

6/6/2015

29/5/2015

6/6/2015

29/5/2015

6/6/2015

29/5/2015

6/6/2015

6/6/2015

Gạo 5%

375-385

360-370

350-360

350-360

370-380

375-385

405-415

390-400

430-440

Gạo 25%

350-360

340-350

325-335

330-340

345-355

360-370

360-370

350-360

410-420

Gạo đồ

365-375

365-375

 

 

350-360

355-365

415-425

410-420

 

Gạo thơm

845-855

840-850

470-480

470-480

 

 

 

 

820-830

Tấm

315-325

315-325

310-320

310-320

275-285

280-290

305-315

295-305

350-360

1.Thái Lan

Chính phủ Thái Lan sẽ bán đấu giá  1,06 triệu tấn gạo dự trữ vào ngày 16/6. Gạo dự  trữ đấu giá bao gồm 12 chủng loại: gạo hạt dài 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm, 25% tấm, gạo nếp 10% tấm, gạo tấm trắng A-1, nếp tấm, tấm Pathum, gạo thơm Pathum, gạo Jasmine và tấm Jasmine. Cuộc đấu giá này được dự báo sẽ không ảnh hưởng đến giá cả thị trường do đã qua mùa thu hoạch và bảo vệ các lợi ích của nông dân. Chính phủ đang chuẩn bị hồ sơ tham gia đấu thầu của Philippines nhập khẩu 250.000 tấn 25% tấm vào ngày 05/6

Chính phủ cũng tăng cường đàm phán với chính phủ của nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản, để tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Thái Lan. Gạo Thái 5% tấm hiện giá 370 USD/tấn, giảm 10% so với 410 USD/tấn vào đầu năm 2015. Thái Lan đã xuất khẩu được 2,8 triệu tấn gạo, trong đó có 2,02 triệu tấn gạo kho tồn trữ trong 4 tháng đầu năm 2015, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2014.

Chính phủ Thái Lan có kế hoạch bán 13 triệu tấn gạo dự trữ bị vảng hơi cho thức ăn gia súc và chưng cất rượu vì chất lượng không sử dụng cho người được.

Thái Lan đang có kế hoạch tăng lượng gạo cao cấp và mặt hàng có giá trị gia tăng như  gạo Hom Mali, gạo ăn liền và gạo chế biến đến Nhật Bản. Bộ trưởng Thương mại Thái Lan dẫn đoàn xúc tiến Thương mại cấp cao Thái đã đến thăm Nhật Bản trong tuần này. Trong đoàn gồm giám đốc điều hành Hội đồng Thương mại Thái Lan, Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan gặp gỡ các nhà nhập khẩu gạo hàng đầu Nhật Bản thuyết phục mua gạo cao cấp Thái.

Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế Thái xây dựng kế hoạch tiếp thị nhằm quảng bá gạo cao cấp Thái đối với khách hàng Nhật Bản. Thái Lan đề nghị Nhật Bản tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo Thái. Trong hạn ngạch 780.000 tấn gạo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), gạo Thái được 290.174 tấn, gồm 281.068 tấn gạo hạt dài và 9.106 tấn gạo hạt tròn. Trên mức hạn ngạch này phải chịu mức thuế 341 yên/kg (59.215,53 đồng/kg) . Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các nhà chức trách Nhật Bản xem xét giảm mức thuế trên. Bộ Thương mại hy vọng gạo Thái xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 21,82 tỷ USD vào năm 2015

2. Việt Nam  

Việt Nam xuất khẩu 1,875 triệu tấn gạo từ 1/1- 25/5/2015, giảm 20% so với 2,34 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm tháng đầu  năm 2014. Giá gạo xuất khẩu của thời gian trên đạt 419 USD/tấn (FOB), giảm 3% USD/tấn so với 433 USD/tấn ghi nhận trong cùng kỳ năm 2014.

Trong thời gian 01/5-25/5/2015, Việt Nam xuất khẩu được 319.513 tấn gạo, giảm 45% so với 585.536 tấn gạo xuất khẩu trong cả tháng 5/2014, và giảm 51% so với 650.507 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4/2015. Giá xuất khẩu ttr0 tháng 5 ở mức 418 USD/tấn, giảm 2% so với năm 2014, và tăng 1% so với tháng 4/2014.

Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 3,2 triệu tấn gạo trong năm 2015. Trong đó đã giao 1,7 triệu tấn gạo trị giá 738 triệu USD. Xuất khẩu gạo Việt Nam trải qua thời kỳ khó khăn do cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan cũng như nhu cầu mua gạo thấp. Nhu cầu gạo từ những khách hàng truyền thống như Trung Quốc, Malaysia và Indonesia đã giảm. Chính phủ Indonesia vẫn chưa quyết định về việc nhập khẩu gạo trong năm nay.

Việt Nam đã tăng giá sàn xuất khẩu gạo 25% tấm lên 3% đạt 350 USD/tấn so với 340 USD/tấn để chuẩn bị cho đấu thầu ở Philippines vào ngày 05/6/2015. Giá sàn mới có hiệu lực từ 01/6/2015. Việt Nam đã xuất khẩu được 2,52 triệu tấn gạo trong năm tháng đầu năm 2015, giảm 7,4% so với năm 2014.

Việt Nam đã giành được hợp đồng cung cấp 150.000 tấn gạo với giá 410,12 USD/tấn cho Philippines trong buổi đấu thầu ngày 5/6/2015. Việt Nam dự thầu cung cấp 150.000 tấn gạo với giá 419,35 USD/tấn, trong khi Thái Lan cung cấp 100.000 tấn gạo với giá 419 USD/tấn. Sau đó Việt Nam đã đồng ý hạ giá xuống 410,12 USD/tấn, Thái Lan rút lui vì cho giá quá thấp.

3. Myanmar

Myanmar sẽ bắt đầu xuất khẩu gạo theo kênh chính thức sang Trung Quốc. Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Myanmar MAPCO) đã ký hợp đồng xuất khẩu bằng tàu 3.000 tấn gạo theo Biên bản ghi nhớ vừa được ký kết (MOU) xuất khẩu 100.000 tấn gạo năm 2015 giữa Myanmar và Trung Quốc. Trong đó, các nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu lúa canh tác theo hướng an toàn, cũng như lưu trữ có hệ thống và hợp vệ sinh. Đoàn chứng nhận & kiểm tra Trung Quốc (CCIC) đến kiểm tra lô gạo xuất qua Trung Quốc vào ngày 22/5 và 01/6/2015.

Lượng gạo xuất khẩu qua biên giới 2 nước rất lớn. Có khoảng 1,1 triệu tấn gạo đã xuất khẩu qua Trung Quốc trong 9 tháng đầu niên vụ 2014-15, trong đó có 800.000 tấn qua biên giới. Chính phủ Myanmar đang nhắm mục tiêu xuất khẩu khoảng 2,5 triệu tấn gạo trong niên vụ 2015-16 (Tháng 4/2015-3/2016), tăng khoảng 67% so với 1,5 triệu tấn trong niên vụ 2014-15.

4. Pakistan

Hội nông dân Pakistan lo ngại diện tích lúa niên vụ 2015-16 (7/2015-6/2016) giảm giá gạo năm 2014 xuống thấp và thiếu điện liên tục. Giá lúa basmati năm 2014 đã giảm 30% xuống còn 343 USD/tấn (7.483 đồng/kg) so với 490 USD/tấn (10.690 đồng/kg) niên vụ 2013. Tương tự giá lúa trắng thường đã giảm 33% xuống còn 196 USD/tấn (4276 đồng/kg) so với 294 USD/tấn (6.414 đồng/kg) năm 2013.

Thời vụ tới dự báo sẽ thiếu nước trầm trọng do thiếu điện vào mùa hè nắng nóng. Các tổ máy bơm không phát huy hết công suất và lúa cần lượng nước gấp ba lần so với các cây trồng khác.

Do chi phí sản xuất quá cao, Hội nông dân kêu gọi chính phủ xem xét việc giảm giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu và nhiên liệu để giúp nông dân. Một số nông dân cho rằng cho đến nay chưa nhận được tiền hỗ trợ 123 USD/ha của năm 2014 giúp ổn định cuộc sống do giá gạo trên thế giới gạo. Họ kêu gọi chính phủ sớm triển khai chương trình này.

Dựa trên đề xuất của Cơ quan Nghiên cứu và An ninh lương thực quốc gia (MNFSR), chính phủ Pakistan dự kiến tăng thuế nhập khẩu gạo basmati từ 10% lên  30% niên vụ 2015-16 (Tháng 7/2014-6/2016) đối với gạo basmati và gạo trắng nhập khẩu để bảo vệ nông dân và sản xuất lúa trong nước.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo của Pakistan niên vụ 2014-15 (tháng 11/2014-10/2015) đạt 6,9 triệu tấn (10,35 triệu tấn lúa). Đến niên vụ 2015-16 sản lượng gạo của Pakistan vẫn không thay đổi đạt 6,9 triệu tấn. Trong khí Hội đồng Liên bang Nông nghiệp Pakistan lên kế hoạch sản lượng 7,00 triệu tấn gạo (10,35 triệu tấn lúa) trên diện tích 2,8 triệu ha vào năm 2015.

5. Indonesia

Công ty Lương thực Nhà nước Indonesia đã thu mua được 2,75 triệu tấn gạo, thấp hơn 14% so với kế hoạch 3,2 triệu tấn, mặc dù chính phủ có tăng giá mua. Công ty Lương thực Nhà nước Indonesia (Bulog) đã thu mua được 2,75 triệu tấn gạo, thấp hơn 14% so với kế hoạch 3,2 triệu tấn, mặc dù chính phủ có tăng giá mua lúa. Chính phủ đã tăng giá mua lúa lên 577 USD/tấn (12.586 đồng/kg) so với giá thị trường 524 USD/tấn (11.430 đồng/kg) để khuyến khích nông dân bán lúa để dự  trữ. Tuy nhiên, động thái này lại không tác động tích cực đến thu mua lúa của chính phủ. Gần đây, Chính phủ đã khiển trách Bulog tiến hành thu mua chậm và kém hiệu quả ngay mùa thu hoạch và xem xét việc nhập khẩu gạo. 

Chính phủ Indonesia dự kiến tăng sản lượng lúa năm 2015 lên 4% đạt 73,40 triệu tấn (48,44 triệu tấn gạo) so với 70,61 triệu tấn (46.65 triệu tấn gạo) năm 2014. Indonesia nhập khẩu 425.000 tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam vào năm 2014. Theo tổ chức Lương nông Quốc tế FAO, giá gạo ở Indonesia đã tăng lên kể từ tháng 9/2014 và đạt 790 USD/tấn (17.232 đồng/kg) tháng 3/2015. Đến tháng 4/2015 giá gạo giảm do chính phủ tung gạo dự  trữ ra thị trường.

6. Philippines

Bộ Nông nghiệp Philippines sẽ tăng ngân sách cho phát triển ngành lúa gạo lên 246 triệu USD so với 148 triệu USD hiện nay. Kinh phí này nhằm mục đích duy trì đà tăng trưởng của ngành lúa gạo cũng như tăng cường sự thích ứng biến đổi khí hậu và thiên tai tiến tới tự lúa gạo.  Bộ sẽ tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển các dự án thủy lợi quy mô nhỏ.

Trước mắt, năm 2015 sẽ tập trung vào việc tăng sản lượng lúa lên 20,09 triệu tấn với năng suất 4,09 tấn/ha. Chương trình lúa gạo sang ​​năm tới sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành lúa gạo trong nước cũng như thu nhập của nông dân. Bộ khuyến khích áp dụng kỹ thuật canh tác đạt năng suất cao, hỗ trợ hạt giống chất lượng thích nghi với môi trường bất lợi, và giảm thiểu rủi ro thiên tai và quản lý đồng ruộng tốt để đạt được các mục tiêu trên. Tăng cường công tác huấn luyện nông dân, phát triển mạng lưới dịch vụ thủy lợi để hỗ trợ nông dân.

Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đang thu mua lúa gạo tồn trữ cho thời gian giáp hạt từ tháng 7-9. Đến ngày 26/5/2015 đã thu mua được 1,593 triệu tấn lúa so với kế hoạch 1,202 triệu tấn. Giá bán gạo của NFA sẽ không tăng trong thời gian tới. NFA đã mời thầu từ Thái Lan, Việt Nam và Campuchia để nhập khẩu 250.000 tấn gạo 25% tấm vào ngày 5 tháng 6.

7. Hàn Quốc

Bộ trưởng thương mại của Hàn Quốc và Trung Quốc đã chính thức ký kết các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa hai nước tại Seoul. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, thương mại song phương của 2 nước đã tăng lên 228.9 tỷ USD trong năm 2013. Giao dịch thương mại tự do FTA sẽ thúc đẩy cả thương mại hàng năm của 2 nước đến hơn 300 tỷ USD, tăng 40% so với hiện tại 215 tỷ USD năm 2012.

Sau khi thực hiện FTA, sẽ loại bỏ mức thuế trên 92% tất cả các sản phẩm nhập khẩu giữa 2 nước. Hàn Quốc đã tự do hóa việc nhập khẩu gạo từ tháng 1/2015. Chính phủ áp đặt mức thuế 513% đối với gạo nhập khẩu ngoài hạn mức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

8. Campuchia

Các nhà xuất khẩu gạo Campuchia đang quan ngại xuất khẩu gạo theo ưu đải miễn thuế sang châu Âu (EU) gặp cạnh tranh gay gắt từ Myanmar. Theo Ủy ban châu Âu (EC), xuất khẩu gạo của Campuchia sang EU trong 8 tháng đầu niên vụ 2014-15 (9/2014-8/2015) đã giảm 1% xuống còn 165.940 tấn so với 167.660 tấn trong cùng kỳ niên vụ trước. Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Myanmar sang EU trong thời gian trên tăng 81% lên đến 144.550 tấn so với 79.940 tấn niên vụ trước.

Dự báo xuất khẩu gạo Campuchia sang EU có thể chậm lại do sự cạnh tranh gay gắt từ Myanmar. Liên đoàn lúa gạo Campuchia cho Myanmar là đối thủ cạnh tranh đáng gờm do gạo Myanmar rẻ hơn gạo Campuchia. Giá gạo xuất khẩu Campuchia loại 5% tấm giá 435 USD/tấn (9.487 đồng/kg) trong khi gạo cùng loại Myanmar giá chỉ có 425 USD/tấn (9.269 đồng/kg).

Tác động của El Nino sẽ gây ra một đợt hạn hán nghiêm trọng ở Campuchia trong hai tháng tới, ảnh hưởng đến sản lượng lúa năm 2015. Các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Campuchia đang gặp hạn hán kỷ lục.

nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 149

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 148


Hôm nayHôm nay : 18632

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1262236

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72944945