07:25 EDT Thứ bảy, 01/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu nhập cao từ trồng sầu riêng

Thứ ba - 01/08/2017 21:29
Vượt qua bao khó khăn, ông Bùi Xuân Ké, xã Long Tiên (huyện Cai Lậy) đã tích cực chuyển đổi cây trồng và thu được lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ cây sầu riêng.
Ông Ké cùng vợ chăm sóc sầu riêng.

Ông Ké cùng vợ chăm sóc sầu riêng.

Ông Ké cho biết, khoảng 20 năm trước, người dân xã Long Tiên chủ yếu trồng lúa. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ trồng lúa hay vườn tạp không cao nên ông tiến hành cải tạo và chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả trên diện tích đất sản xuất của gia đình. Trải qua chuyển đổi một số cây trồng khác nhau, cuối cùng ông đã chọn cây sầu riêng Ri6 và gắn bó với cây trồng này đến hôm nay. Hiện tại, những cây sầu riêng lâu năm trong vườn của ông cũng đã gần 20 năm, còn cây nhỏ cũng đã bắt đầu cho trái.

Dù mang trong mình thương tật do chiến tranh để lại (thương binh hạng 4/4) nhưng ông Ké vẫn đi nhiều nơi để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc sầu riêng. Ông Ké cho biết, trồng sầu riêng nên trồng với mật độ vừa phải, bình quân 1 công đất trồng khoảng 25 cây. Trong vườn nên để cỏ, có nước tưới thường xuyên. Đặc biệt, nhà vườn phải chịu khó quan sát để phát hiện và có biện pháp phòng ngừa sâu bệnh kịp thời, nhất là con rầy phấn, bệnh xì mủ. Mỗi khi ra cơi đọt non, nhà vườn phải xịt thuốc ngừa các loại sâu, rầy, cộng với các loại thuốc ngừa thán thư. Riêng muốn phòng bệnh xì mủ, nhà vườn để vườn thông thoáng, không bị ứ nước. Khi cây đậu trái cần tăng lượng đạm cung cấp cho cây để giảm hiện tượng rụng trái non.

Ông Ké chia sẻ thêm: “Để cây sầu riêng nhanh lại sức sau một mùa cho trái, nhà vườn cần bổ sung dinh dưỡng lại cho đất và bón phân vào khoảng 10 - 15 ngày sau thu hoạch là tốt nhất. Trước khi bón phân cho đất, nhà vườn phải xới nhẹ mặt đất để phân hấp thu vào đất nhanh và hạn chế bị rửa trôi nếu xảy ra mưa lớn kéo dài”. Ngoài việc chăm sóc đúng kỹ thuật cho cây sầu riêng, ông Ké còn lắp đặt hệ thống vòi phun nước tự động để tưới vườn sầu riêng. Cách làm này vừa tiết kiệm được tiền mướn nhân công, vừa đảm bảo cây được ướt đều với lượng nước vừa đủ.

Sau bao năm miệt mài, phấn đấu, ông Ké đã vươn lên làm giàu từ chính cây trồng lợi thế này của quê hương. Những năm trúng mùa, được giá, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Ké thu về khoảng 500 triệu đồng. Từ kết quả đó, nhiều năm liền, ông Ké được tuyên dương nông dân, cựu chiến binh sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Nguồn: Báo Ấp Bắc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 169

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 165


Hôm nayHôm nay : 15156

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 35783

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 62118005