12:21 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu trên 6.500 tỷ đồng từ vải thiều và dịch vụ phụ trợ

Thứ tư - 10/07/2019 04:01
Mặc dù sản lượng vụ vải thiều năm 2019 giảm so với năm ngoái, nhưng người trồng vải Bắc Giang rất phấn khởi vì giá cao hơn nhiều và thị trường tiêu thụ ổn định. Doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ niên vụ 2019 của tỉnh ước đạt trên 6.500 tỷ đồng.
 

Nông dân xã Thanh Hải (Lục Ngạn) thu hoạch vải thiều chính vụ. Ảnh: Báo Bắc Giang

So với năm 2018, sản lượng vải thiều năm nay thấp hơn khoảng 80.000 tấn, nhưng doanh thu lại tăng cao. Cụ thể, năm ngoái sản lượng đạt 230.000 tấn, giá trị từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ đi kèm đạt gần 5.900 tỷ đồng. Năm nay, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ toàn tỉnh vụ năm 2019 đạt hơn 147.000 tấn, tổng giá trị thu được từ vải và các dịch vụ phụ trợ đi kèm đạt gần 6.500 tỷ đồng. 

Giá vải thiều từ đầu đến cuối vụ luôn duy trì ở mức cao, dao động từ 30.000-60.000 đồng/kg. Vải sớm loại đẹp tại huyện Lục Ngạn có lúc bán được hơn 70.000 đồng/kg. So với năm 2018, giá vải thiều Bắc Giang năm nay tăng hơn 15.800 đồng/kg. Với giá này, tính bình quân giá trị thu được mỗi ha vải lên đến 230 triệu đồng.

Có được kết quả trên là do chất lượng vải thiều được nâng lên, diện tích vải thiều được sản xuất theo quy trình hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP đều tăng. Hơn 50% sản lượng được xuất khẩu, mang lại giá trị lớn cho người sản xuất. 

Đáng chú ý, năm 2019 là năm đầu tiên huyện Lục Ngạn - "thủ phủ vải thiều" của tỉnh Bắc Giang và cả nước có sản phẩm vải thiều hữu cơ, với diện tích đạt 20 ha. Các vườn vải tham gia mô hình vải thiều hữu cơ có lắp camera giám sát, nhật ký chăm sóc điện tử. Vải thiều hữu cơ có nhiều ưu điểm vượt trội và được thiết kế mẫu mã, bao bì hợp lý.

Giá vải thiều hữu cơ của tỉnh bán trên thị trường là 200.000 đồng/hộp (12 quả/hộp), tương đương 600.000 đồng/kg. Trong thời gian tới, dự báo sản phẩm vải thiều hữu cơ sẽ mở ra cơ hội cho quả vải của Bắc Giang đến được ngày càng nhiều hơn với người tiêu dùng tại những thị trường khó tính và cao cấp.

Năm nay, lượng xuất khẩu vải thiều của tỉnh vẫn duy trì ở mức cao, chiếm 54,2% (đạt gần 80.000 tấn). Quả vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc qua đường chính ngạch và sang một số nước khu vực Trung Đông, EU, Nga, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Australia… trong đó xuất khẩu 5 tấn quả tươi sang Mỹ, 6 tấn quả tươi sang Australia.

 

Vườn vải thiều VietGAP của một gia đình ở xã Phì Điền, Lục Ngạn. Ảnh: Báo Bắc Giang

Tăng diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP

Vụ vải thiều năm 2019, tổng diện tích trồng vải của tỉnh Bắc Giang duy trì trên 28.000 ha, trong đó, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 13.855 ha, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 218 ha - được Mỹ cấp mã số IRADS (18 mã số vườn) với 394 hộ sản xuất, tập trung tại huyện Lục Ngạn.

Trung Quốc đã cấp 149 mã vùng trồng vải thiều của tỉnh Bắc Giang, với diện tích trên 16.000 ha và 86 cơ sở đóng gói, các cơ sở đã đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn và đáp ứng đủ số lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Tỉnh Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các hộ nông dân mở rộng các vùng trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để quả vải thiều luôn đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ở tất cả các nước trên thế giới, nhất là các thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng như Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản...

Tỉnh cũng chỉ đạo UBND các huyện triển khai nhân rộng mô hình hợp tác xã, nhóm hộ liên kết sản xuất vải thiều để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và liên kết chuỗi giá trị; giám sát chặt chẽ việc tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đảm bảo thực chất, đúng quy trình sản xuất, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; cử cán bộ chuyên môn triển khai ngay việc hướng dẫn nhân dân tổ chức chăm sóc cây vải thiều sau thu hoạch.

Theo CM (tổng hợp)/chinhphu.vn 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 249

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 244


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1060173

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72742882