01:22 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiến bộ kỹ thuật phòng trừ sâu hại rau

Thứ năm - 15/06/2017 22:37
Thực nghiệm cho thấy sâu xanh, sâu ăn tạp (thuộc họ bướm đêm), sâu đục quả trên cây đậu đũa, hay các loại sâu tơ, sâu khoang trên nhóm rau họ cải đều có thể được xử lý nhờ loại bẫy dính sử dụng Pheromone.
10-42-40_3
Nông dân tỏ ra lạc quan về tính hiệu quả của bẫy dính và bẫy côn trùng sử dụng chế phẩm Pheromone

Trong khuôn khổ dự án “Sử dụng Pheromone và chiến lược quản lý an toàn, bền vững để giảm thiểu thất thoát từ sâu hại và dịch bệnh trên đậu rau và cải ăn lá ở Đông Nam Á”, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và Trung tâm Rau màu thế giới (AVRDC) đã nghiên cứu thành công và ra mắt các loại bẫy dính màu và bẫy sử dụng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường.

GS.TS Vũ Mạnh Hải, Chủ nhiệm dự án giải thích, đặc tính của một số loài côn trùng là bị thu hút bởi một số dải màu nhất định. Ví dụ bọ phấn, rầy (trên cây họ đậu) hay ruồi đục lá (trên nhóm rau họ cải) bị thu hút bởi màu vàng còn bọ trĩ, bọ nhảy hay sâu xanh bướm trắng bị thu hút bởi dải màu xanh lam. Đây là cơ sở để các chuyên gia phát triển loại bẫy dính sử dụng các mảnh giấy với các dải màu phù hợp. Điểm đáng chú ý là đối với khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam thì loại bẫy này hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Tại hội thảo do VAAS vừa tổ chức, đã  giới thiệu sản phẩm, loại bẫy dính sử dụng Pheromone được nhiều người rất quan tâm. Pheromone là tên gọi một hỗn hợp các hóc-môn giới tính. Hỗn hợp này tạo ra loại mùi thơm đặc trưng giống cái của một số loài côn trùng. Côn trùng đực theo đó bị dẫn dụ và bị giữ lại trong bẫy nhờ hỗn hợp keo dính tương tự như trong bẫy màu. Thực nghiệm cho thấy sâu xanh, sâu ăn tạp (thuộc họ bướm đêm), sâu đục quả trên cây đậu đũa, hay các loại sâu tơ, sâu khoang trên nhóm rau họ cải đều có thể được xử lý nhờ loại bẫy này.

TS Srinivasan Ramasamy, chuyên gia côn trùng học thuộc Trung tâm AVRDC cho biết, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) được ứng dụng giảm thiểu lượng thuốc BVTV sử dụng trong nông nghiệp đồng thời bảo vệ các nhóm thiên địch có lợi trong quần thể sinh thái. Việc sử dụng các loại bẫy côn trùng nêu trên được xem là một trong những kỹ thuật mới đáp ứng được các yêu cầu của IPM, góp phần gia tăng tính hiệu quả của chương trình.

“Các bẫy dính được thiết kế để giết sâu bọ trưởng thành gồm các loại bướm, bọ nhảy, bọ xít... có giá rẻ và đạt hiệu quả cao nếu được áp dụng trên diện rộng. Nông dân sẽ không còn phải đeo bình thuốc trừ sâu độc hại trên lưng. Các bẫy sẽ được ở trong ruộng (vườn) và sâu bọ sẽ tự chui vào trong đó”, TS Srinivasan chia sẻ.

TRẦN LONG/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 259


Hôm nayHôm nay : 24352

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 880621

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64866565