09:27 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng công nghệ sinh học để cải tiến giống cây trồng, thích nghi với biến đổi khí hậu

Thứ hai - 24/04/2017 22:38
Đó là nội dung buổi báo cáo chuyên đề vừa được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp tổ chức.
Ứng dụng công nghệ sinh học để cải tiến giống cây trồng, thích nghi với biến đổi khí hậu

Ứng dụng công nghệ sinh học để cải tiến giống cây trồng, thích nghi với biến đổi khí hậu

Hiện nay, biến đổi khí hậu đặt ra thách thức cho nền nông nghiệp nước ta là phải làm sao tìm được hướng đi mới phù hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Trước những yêu cầu thiết thực này, buổi báo cáo chuyên đề được GS.TS Bùi Chí Bửu – Nghiên cứu viên cao cấp Viện khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam dành phần lớn thời gian cung cấp những thông tin về ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH), phát triển cây trồng biến đổi gen, cải tiến giống cây trồng là hướng đi cần thiết trong phát triển nông nghiệp bền vững trên thế giới hiện nay.

Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp của nước ta, hiện nay, các nhà khoa học đã tiếp cận được công nghệ chuyển gen để tạo giống cây trồng tương ứng với trình độ thế giới. Điều này cũng nhằm nâng cao ưu thế nổi trội của cây trồng CNSH là canh tác cả trên quy mô lớn và quy mô nhỏ, nâng cao năng suất cây trồng nhờ hạn chế được nhiều loại sâu bệnh, dịch hại; giảm việc sử dụng các loại hóa chất trong canh tác, nhờ đó hạn chế gây ô nhiễm môi trường, các sản phẩm đảm bảo an toàn khi sử dụng...

Các hướng nghiên cứu tiêu biểu về cây trồng CNSH đã được triển khai ở Việt Nam thời gian qua gồm: tạo cây trồng CNSH có khả năng kháng sâu bệnh; nghiên cứu cây trồng CNSH để thu nhận sinh khối và hợp chất thứ cấp; tạo cây trồng CNSH kháng thuốc diệt cỏ, làm chậm sự lão hóa và đặc biệt là tạo cây trồng CNSH chống chịu điều kiện môi trường bất lợi do tác động của biến đổi khí hậu. Đến nay, bằng một số phương pháp chuyển gen khác nhau, các nhà khoa học đã tạo được rất nhiều dòng lúa tự sản sinh protein BT kháng sâu rất cao, mở ra triển vọng ứng dụng vào khâu chọn giống.

Tại Đồng Tháp, cùng với định hướng chung của cả nước, những năm gần đây, ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tiếp nhận và đưa vào ứng dụng CNSH đạt hiệu quả ở những lĩnh vực như chuyển gen mang tính trạng tốt vào giống cây trồng nhằm tạo ra những giống có năng suất cao, thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có khả năng chống chịu dịch bệnh hoặc tạo ra các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng.

Theo Báo Đồng Tháp Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 280

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 279


Hôm nayHôm nay : 53508

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1254022

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71481337