Việc xác định đúng nguyên nhân của vấn đề này để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo sản xuất cà phê bền vững.
Cây cà phê bị bệnh thối rễ thường xuất hiện triệu chứng vàng lá (do thiếu đạm hoặc lân hoặc ma giê tùy vào giai đoạn và nhu cầu của cây cà phê đối với từng nguyên tố dinh dưỡng). Thông thường cây cà phê bị bệnh thối rễ (do tuyến trùng và nấm gây ra) thì cây không hút được dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là đạm nên biểu hiện lá cà phê bị vàng trên toàn cây là điển hình, trái non bị rụng nhiều. Nếu bộ rễ bị bệnh nặng thì cây bị vàng lá rất nhanh, sinh trưởng chậm lại và có thể bị chết.
Cần tập trung phòng trừ bệnh thối rễ là ưu tiên hàng đầu. Nếu bị nhẹ thì dùng các loại thuốc trừ tuyến trùng và nấm theo khuyến cáo. Sau khi cây hồi phục, bệnh đã được kiểm soát thì mới có thể bón phân cho cây với liều lượng tăng dần từ thấp đến cao. Không được bón lượng phân hóa học với liều cao vì rễ cây cà phê có nguy cơ gia tăng mức độ thối, do vậy làm cho cây bị vàng lá nặng hơn, không hút được dinh dưỡng và dễ bị chết.
Trong giai đoạn này cần ưu tiên sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây cà phê nhằm giúp cây hồi phục và tăng khả năng chống chịu với bệnh hại. Phân bón lá được phun định kỳ 10 – 15 ngày 1 lần, ít nhất 3 – 4 lần cho đến khi cây cà phê hồi phục trở lại.
Một số vườn cà phê hiện nay đã bị bệnh thối rễ do tuyến trùng và nấm gây ra, song ở mức độ nhẹ, chưa biểu hiện triệu chứng vàng lá trên cây nên vườn cà phê vẫn có thể được xem là bình thường (xanh, ra hoa, đậu quả….).
Cây bị bệnh ở mức độ nhẹ, tỷ lệ rễ tơ bị tổn thương là không đáng kể nên vẫn có thể hút được dinh dưỡng cung cấp cho cây cà phê. Vào giai đoạn mùa mưa, do nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê cao nên nông dân thường có xu hướng bón phân với lượng khá cao để đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của cây nhằm mục đích tăng khả năng phát sinh cành thứ cấp dự trữ năng suất cho vụ sau, hạn chế rụng quả và tăng khối lượng hạt cà phê nhân.
Tuy nhiên do vườn cà phê đã dắt đầu bị bệnh vàng lá do thối rễ gây nên (mức độ nhẹ); hệ rễ hút của cây cà phê đã bị tổn thương khi tiếp xúc với lượng phân hóa học cao trong đất sẽ dẫn đến tình trạng rễ bị thối với tốc độ nhanh hơn, mức độ nặng hơn, hậu quả là cây không hút được dưỡng đầy đủ để đáp ứng cho nhu cầu của cây, dẫn đến cây bị vàng rất nhanh trên đồng ruộng sau khi bón phân và trái bị rụng rất nhiều...
- Cần kiểm tra, đánh giá thường xuyên nguy cơ vườn cà phê bị bệnh thối rễ gây vàng lá. Nếu vườn cà phê bình thường, hệ rễ phát triển tốt thì việc bón phân vô cơ cho cây cà phê thực hiện theo quy trình.
- Nếu vườn cà phê bị bệnh thối rễ ở mức độ nhẹ, triệu chứng vàng lá chưa thể hiện rõ hoặc mới thể hiện với tỷ lệ lá bị vàng từ 3 – 5 % thì cần ưu tiên biện pháp xử lý phòng trừ bệnh thối rễ cà phê kết hợp với việc cung cấp dinh dưỡng qua lá. Bón phân hóa học cho cây cà phê nhiều lần với lượng từ thấp đến cao dần; mỗi lần cách nhau khoảng 20 – 25 ngày. Tuyệt đối không bón bón hóa học cho vườn cà phê bị bệnh thối rễ vàng lá với liều cao.
Đối với cây cà phê bị bệnh thối rễ nặng, cây vàng lá, rụng lá thì phải nhổ bỏ, xử lý đất để trồng lại.
Khuyến cáo Quy trình bón phân cho cà phê kinh doanh trong mùa mưa Trong điều kiện bình thường Đầu mùa mưa có thể sử dụng loại phân bón NPK Đầu Trâu Tăng trưởng của Bình Điền với lượng bón từ 600 – 800 kg/ha/lần; giữa và cuối mùa mưa bón một trong các loại phân bón NPK Bình Điền như Đầu Trâu Mùa Mưa hoặc Đầu Trâu Chắc hạt với lượng bón từ 600 – 800 kg/ha/lần… Trong điều kiện thời tiết bất thuận (nắng hạn, mưa dầm hoặc vườn cây bị bệnh rễ) Tăng cường sử dụng các loại phân bón lá cao cấp của Công ty CP Bình Điền – MeKong như Đầu Trâu MK Vi lượng Cà phê MK-FaViGa, phun từ 2 đến 4 lần, cách nhau khoảng 10 – 20 ngày, kết hợp với bón các loại phân NPK Bình Điền giữa và cuối mùa mưa như trên. Lưu ý lượng phân bón cho mỗi lần giảm so với khuyến cáo và tăng số lần bón để giúp cây hút dinh dưỡng tốt hơn và tăng hiệu quả sử dụng phân bón. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn