17:51 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

4 thách thức ngắn hạn của thịt heo châu Âu

Chủ nhật - 06/08/2017 22:31
Theo Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp châu Âu (Copa - Cogeca), Antonio Tavares, ngành công nghiệp thịt heo châu Âu dù đã làm việc rất hiệu quả và là khu vực xuất khẩu thịt heo lớn nhất thế giới song vẫn phải đối mặt 4 thách thức ngắn hạn.

1. Thiến heo con

Trong năm 2010, đã có một phong trào phản đối mạnh mẽ việc thiến heo con nhằm bảo vệ quyền lợi động vật. Sau các cuộc đàm phán, một thỏa thuận đã được ký kết giữa 4 bên gồm: Các nhà sản xuất; Ngành công nghiệp thịt heo; Các tổ chức phi chính phủ về quyền lợi động vật; Ủy ban châu Âu (EC) với mục tiêu ngăn chặn, xóa bỏ hành động thiến heo con trên toàn châu Âu vào năm 2018. Đây là vấn đề nghiêm trọng bởi hơn 70% kim ngạch xuất khẩu thịt heo của châu Âu là vào thị trường châu Á, nơi chỉ chấp nhận thịt heo nái hoặc heo đực đã thiến.  

Các nhà xuất khẩu thịt heo chính trên thế giới (từ tháng 1 - 8 năm 2015 và 2016)
Các nhà xuất khẩu thịt heo chính trên thế giới (từ tháng 1 - 8 năm 2015 và 2016)

  

 2. Cắt đuôi 

EC đang ưu tiên việc sử dụng các biện pháp thay thế để xóa bỏ việc cắt đuôi heo trong 3 năm nữa. Việc kiểm tra tại cơ sở giết mổ sẽ bắt đầu vào cuối năm 2017, vì vậy tất cả các nhà sản xuất cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho thay đổi này. Đây cũng là một thách thức lớn vì người chăn nuôi thường cắt đuôi khi heo còn nhỏ 7 - 10 ngày tuổi để heo có khả năng tăng trọng cao hơn và tránh hiện tượng cắn đuôi nhau. 

  

 3. Phát thải khí

Lượng khí thải xả vào khí quyển đã được quy định và EC sẽ kiểm soát chặt chẽ vấn đề này. Ngành có nguy cơ cao nhất là chăn nuôi gia súc vì có lượng khí thải ra chiếm tới 50% toàn ngành nông nghiệp. Ngành heo với 10% khí thải cũng đang được chú ý. Có thể các trang trại không có cây xanh sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí để điều chỉnh lại lượng khí thải carbonic. Lượng khí amoniac thải ra từ các trại heo cũng đang là một vấn đề cần lưu ý.  

  

 4. ASF ở châu Phi

Dịch sốt heo châu phi (ASF) bắt đầu xuất hiện ở châu Âu tháng 1/2014 từ những con heo rừng ở Lithuania, sau đó vào tháng 2/2014 mở rộng ra các nước ở Baltic và Ba Lan. Heo ở châu Âu cũng bị ảnh hưởng, ban đầu là ở các trang trại nhỏ, sau đó là một số trang trại công nghiệp. EC không có biện pháp gì để loại trừ căn bệnh này, chỉ đơn thuần là thành lập các khu vực bảo vệ nhằm kiểm soát sự lưu thông của động vật. Những biện pháp này không tránh được sự lây lan của dịch bệnh. Hiện tại vấn đề chính là ở Ba Lan, nơi các nhà sản xuất nằm trong khu vực bảo vệ không thể bán động vật ra ngoài khu vực và các lò giết mổ trả giá heo rất thấp, 0,3 - 0,4 USD/kg và Chính phủ không thể bồi thường thiệt hại này. Nếu không được loại bỏ ASF vẫn sẽ là thách thức lớn trong ngắn hạn. 


 

Phương Ngọc

(Theo Pig333.com)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 195


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1330036

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68560199