08:45 EST Thứ sáu, 17/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

4 xu hướng làm nông bền vững

Thứ hai - 13/02/2017 21:52

Thực hành nông nghiệp bền vững trong thời đại mới không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà cần sự hỗ trợ rất lớn từ công nghệ tiên tiến cùng kỹ thuật lập trình cao. Nông nghiệp bền vững vì thế cần sự kết hợp nhuần nhuyễn của yếu tố cũ và mới, tạo ra một xu hướng mới của làm nông thời hiện đại.

1. Thuật toán nông nghiệp

Cánh đồng được phân chia ngăn nắp theo thuật toán của Benedikt Groß. Ảnh: Toronto Sustainability.
Cánh đồng được phân chia ngăn nắp theo thuật toán của Benedikt Groß. Ảnh: Toronto Sustainability.

Thuật toán hiện diện ở bất cứ đâu trong đời sống gắn liền với kỹ thuật số. Chúng ta thường nghe nhắc đến thuật toán trong các thao tác tìm kiếm trên mạng. Chuyên viên thuật toán người Anh Benedikt Groß đã tạo ra thuật toán đặc biệt nhằm phá thế độc canh, tận dụng được đất trồng, lại tránh được tình trạng cánh đồng canh tác bị các con vật phá hoại. Thuật toán của Benedikt giúp tính toán chính xác việc chọn lựa trồng cây gì trên khoảnh đất nào, tăng cường sự bền vững sinh thái và tạo nền tảng đa dạng. Mô hình này không mới nhưng cách tiếp cận mới mẻ, kết hợp được với thuật toán đảm bảo độ chính xác, tránh được những rủi ro và vẫn giữ được đa dạng sinh học là ưu điểm nổi bật mà Benedikt Groß đóng góp cho nhà nông. Một khoảng đất sẽ được chụp ảnh và phân tích dựa trên thuật toán để từ đó đưa ra những khoảng ngăn cụ thể sau đó được “sao chép” hoàn toàn ra thực tế, tạo nên những thửa ruộng rất ngăn nắp nhưng tận dụng triệt để điều kiện thổ nhưỡng.

2. Dự án bánh xe sử dụng năng lượng Mặt Trời

Ring Garden ở California. Ảnh: Inhabitat.
Ring Garden ở California. Ảnh: Inhabitat.

Ring Garden (Dự án bánh xe) là mô hình trang trại sử dụng năng lượng Mặt trời sản xuất nước ngọt. Mô hình này dễ tìm thấy ở thành phố Santa Monica, California (Mỹ) nơi thường trong tình trạng thiếu nước dành cho nông nghiệp. Ring Garden dùng năng lượng mặt trời để chạy thiết bị dưới dạng bánh xe khử mặn nước, đồng thời đây còn là khu vườn đa dạng sinh thái. Nó có thể cung cấp tới 60 triệu lít nước sạch. 60% nước ngọt sản xuất ra được dùng để tưới cây, 30% hòa vào mạng nước thành phố, còn 10% nước có thể không tốt đối với hệ thực vật và hệ động vật biển thì được đưa vào lò phản ứng sinh học dùng nuôi tảo spirulina.

3. Nông nghiệp vĩnh cửu

Một mô hình khu rừng lương thực. Ảnh: Starhawk.
Một mô hình khu rừng lương thực. Ảnh: Starhawk.

Nông nghiệp vĩnh cửu (permaculture) là một phần của thiết kế sinh thái, kỹ thuật sinh thái, thiết kế môi trường, xây dựng và quản lý tài nguyên nước tích hợp. Mục tiêu nhằm phát triển kiến trúc bền vững, những hệ thống nông nghiệp có khả năng tự phục hồi và duy trì mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên. Môi trường rừng lương thực này vừa tạo không gian xanh, vừa cung cấp lương thực, nơi sinh sống lý tưởng và cũng là không gian tụ họp của cộng đồng. Điểm chung của khu rừng lương thực là có nhiều tầng lớp để trồng những loại cây có lợi cho hệ sinh thái. Mỗi tầng sẽ dành riêng cho những loại cây trồng, vật nuôi và các loại nấm riêng biệt.

Để mô hình khu rừng lương thực hoạt động tốt cần có sự chung tay của một cộng đồng. Cộng đồng rừng lương thực ở Boston (BFFC) là một ví dụ điển hình. BFFC là một tổ chức phi lợi nhuận với hàng trăm tình nguyện viên mỗi năm thường xuyên hỗ trợ cộng đồng thiết lập và duy trì khu rừng lương thực ở địa phương. Các tình nguyện là cầu nối cho các khu dân cư trong việc tăng cường kiến thức và ý thức trồng trọt vì hầu hết khu rừng lương thực xuất hiện ở những không gian chung.

4. Nấm thay thế thuốc trừ sâu

Nhà sinh vật học Paul Stamets. Ảnh: Mercury Press International
Nhà sinh vật học Paul Stamets. Ảnh: Mercury Press International

Năm 2016, một sinh viên người Pháp đã sáng chế ra máy phát hiện thuốc trừ sâu trong các loại rau quả tươi có tên gọi “Scan Eat”. Chiếc máy này được cho là vô cùng hữu dụng ở thời điểm hiện tại, nhưng một khi việc áp dụng nấm thay thế thuốc trừ sâu trở nên phổ biến thì phương pháp này sẽ không còn được ưa chuộng.

Nhà sinh vật học người Mỹ Paul Stamets từ 10 năm trước đã được cấp bằng sáng chế nhờ nghiên cứu thuốc trừ sâu được thay thế bằng nấm. Tuy nhiên, mãi đến năm 2016, công trình của ông mới được nhắc đến như cuộc cách mạng cho nền nông nghiệp toàn cầu. Trong nghiên cứu của mình, ông đã kể tên cụ thể 200.000 loài nấm có thể tiêu diệt các loại sinh vật ký sinh gây hại trong nông nghiệp. Với việc áp dụng theo hướng dẫn của Paul Stamets, nông dân có thể tiến tới việc không sử dụng các loại thuốc trừ sâu gây hại từ các hóa chất cực độc.

MINH TÙNG
Nguồn: nongthonviet.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 125

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 124


Hôm nayHôm nay : 36920

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 907039

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73954010