14:31 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

5 cử nhân treo bằng chung nhau chăn một trại bò

Chủ nhật - 25/10/2015 05:04
Đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng, 4 anh chị em cùng dâu, rể tuổi còn rất trẻ xếp bằng cử nhân về quê nuôi bò mỗi tháng chia nhau 200 triệu.

Bỏ làm ngoài, về nhà chăn bò

Gia đình ông Phan Doãn Hiệp, bà Phạm Thị Lịch ở tiểu khu 26/7, Thị trấn Nông trường Mộc Châu có nghề chăn nuôi bò sữa từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Hiện 4 người con của ông bà và 2 con dâu, rể đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trở về cùng nhau chăn nuôi, phát triển đàn bò sữa của gia đình.

Tốt nghiệp khoa Điện tử - Viễn thông, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007, người con cả Phan Doãn Huấn (sinh năm 1982) đầu quân vào một công ty lắp ráp điện. Sau một năm, Huấn quyết định bỏ việc hồi hương để cùng gia đình phát triển đàn bò sữa lúc đó là 35 con.

Bạn bè, người thân rất ngạc nhiên với quyết định của Huấn, không ít người đã khuyên Huấn nên suy nghĩ lại. Song, cuối cùng anh đã chọn công việc nhà nông quen thuộc với mình từ nhỏ. 

Cử nhân, chăn nuôi, bò sữa, nghề nông, nông dân, tỷ phú, trang trại, đại học, cao đẳng, Mộc-Châu, bò-sữa, chăn-nuôi, đại-học, làm-nông, vắt-sữa, hoa-hậu-bò-sữa
Những cử nhân trẻ hàng ngày phải 2 lần vắt sữa bò vào sáng sớm khoảng 4 giờ 30 và 4 giờ chiều. Vắt sữa bằng máy là việc không dễ, đòi hỏi phải có kinh nghiệm.
Cử nhân, chăn nuôi, bò sữa, nghề nông, nông dân, tỷ phú, trang trại, đại học, cao đẳng, Mộc-Châu, bò-sữa, chăn-nuôi, đại-học, làm-nông, vắt-sữa, hoa-hậu-bò-sữa
Thức ăn ủ chua được lấy và đưa vào máng ăn cho bò bằng máy xúc. Chỉ Huấn và Tiến và Nguyên mới lái được máy xúc.

Năm 2010, cô con gái thứ hai trong gia đình, em kế của Huấn, Phan Thị Thuấn tốt nghiệp ngành Thông tin Thư viện, trường Cao đẳng Thành Đô (Hà Nội) cũng tiếp bước anh về quê chăn nuôi bò sữa.

Cứ thế, lần lượt hai chị em sinh đôi Phan Thị Thảo và Phan Doãn Nguyên sau khi lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng tại các trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp cũng đều trở về cùng chăn nuôi, phát triển đàn bò sữa cùng gia đình.

Là con trai út, Phan Doãn Nguyên là người duy nhất chưa lập gia đình. Đã từng đầu quân vào làm việc tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu với mức lương 4 triệu đồng/tháng, sau 3 tháng, Nguyên xin nghỉ việc để về nhà chăn nuôi, với thu nhập cao gấp gần chục lần. 

Nguyên tâm sự, những năm tháng đi học không chỉ cung cấp những kiến thức nghề nghiệp, mà cái lớn nhất cậu thu được trong thời gian xa nhà là rèn tính tự lập, có thêm nhiều trải nghiệm bổ ích cho cuộc sống cũng như công việc hiện tại.

Sau hơn một năm ra trường, với tấm bằng tốt nghiệp Cao đẳng y tế Sơn La, chàng rể Nguyễn Khắc Tiến đã có trải nghiệm công việc qua vài phòng khám tư. Hiện Tiến hàng ngày chăm sóc đàn bò sữa cùnggia đình vợ là Phan Thị Thảo như những người nông dân thực thụ.

 
Cử nhân, chăn nuôi, bò sữa, nghề nông, nông dân, tỷ phú, trang trại, đại học, cao đẳng, Mộc-Châu, bò-sữa, chăn-nuôi, đại-học, làm-nông, vắt-sữa, hoa-hậu-bò-sữa
Nguyễn Khắc Tiến lái máy kéo cùng cậu út Phan Doãn Nguyên chở cỏ vừa cắt ở bãi cách trang trại chừng 500 mét. Giống cỏ dùng làm thức ăn cho bò sữa là loại đặc biệt, được nhập ngoại.

Mỗi tháng cất tủ 200 triệu đồng

Hàng ngày, những cử nhân này phải thức dậy từ 4 giờ sáng, ai làm việc nấy theo sự phân công thỏa thuận trong gia đình. Đàn ông làm những việc nặng như lái máy xúc thức ăn, máy kéo chuyên chở, dọn phân bò, rửa chuồng trại. Phụ nữ thì tắm rửa, vắt sữa bò, chuẩn bị thức ăn,...

Nhờ những kiến thức học tập, cóp nhặt sau những năm học đại học, cao đẳng, các cử nhân đã phát triển đàn bò sữa từ 35 con vào năm 2008 lên đến 142 con hiện nay (gấp hơn 4 lần). Trong đó, có 50 con bò cho sữa với sản lượng 1,4 tấn/ngày. Với đơn giá 13.500 đồng/kg, mỗi tháng gia đình đạt doanh số gần 600 triệu đồng. Huấn cho biết sau khi trừ hết các chi phí, mỗi thángđàn bò sinh lãi khoảng 200 triệu đồng.

Sau khi cậu út nghỉ làm để về nhà chăn nuôi, gia đình ông Hiệp bà Lịch nhiều lần họp bàn cách làm sao để vận hành trang trại hiệu quả nhất. Sau khi bàn bạc, cả nhà thống nhất trang trại sẽ vận hành gần giống như một công ty cổ phần. Từ đầu năm 2015, mọi chi phí như xăng dầu vận hành máy kéo, máy xúc, nguồn thức ăn cho bò,... đều do mỗi người, mỗi gia đình đóng góp. Tiền lãi hàng tháng cũng được chia đều theo đầu người.

Cử nhân, chăn nuôi, bò sữa, nghề nông, nông dân, tỷ phú, trang trại, đại học, cao đẳng, Mộc-Châu, bò-sữa, chăn-nuôi, đại-học, làm-nông, vắt-sữa, hoa-hậu-bò-sữa
Phan Thị Huấn (tốt nghiệp Cao đẳng Thành Đô) đang đảo thức ăn cho đàn bò 
Cử nhân, chăn nuôi, bò sữa, nghề nông, nông dân, tỷ phú, trang trại, đại học, cao đẳng, Mộc-Châu, bò-sữa, chăn-nuôi, đại-học, làm-nông, vắt-sữa, hoa-hậu-bò-sữa
Bà Phạm Thị Lịch cùng con trai cả Phan Doãn Huấn (giữa) nhận giải Á hậu 2 cho bò sữa tại Hội thi hoa hậu bò sữa Mộc Châu ngày 15/10/2015.

Hiện tại, với số tiền lãi trung bình 200 triệu, bố mẹ cùng cậu út được giữ một nửa, còn lại chia cho 3 gia đình Huấn, Thuấn, Thảo, mỗi nhà hơn 30 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi quý, mỗi người lại được Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu thưởng thêm 5 triệu đồng do có đàn bò cung cấp sữa lượng cho nhà máy.  

Nếu tính giá trung bình 50 triệu đồng/con bò sữa, với 142 con bê, bò sữa hậu bị, cho sữa, tổng tài sản của trang trại (không tính cơ sở hạ tầng) hiện lên tới hơn 7 tỷ đồng. Không dừng lại ở thu nhập hiện tại, Huấn cùng các thành viên trong gia đình vẫn tìm mọi cách nhân rộng đàn bò. Cậu cùng các thành viên trong gia đình đang có ý định đầu tư dây chuyền vắt sữa hiện đại hơn, chất lượng sữa tinh khiết hơn do dây chuyền sẽ vắt sữa trực tiếp vào bồn tích hợp thiết bị làm lạnh với giá hơn 1 tỷ đồng. Nhờ đó, giá sữa bán ra cũng cao hơn.

Đã 10 năm nay, từ khi có Hội thi hoa hậu bò sữa Mộc Châu do Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu tổ chức, năm nào bò sữa của gia đình cũng giành giải các loại.

Hiện Huấn và mọi thành viên trong gia đình đều rất bằng lòng với công việc hiện tại. Cậu út Phan Doãn Nguyên chỉ vào chiếc Honda SH mới mua gần 100 triệu sau 8 tháng về làm nông nói: “Nếu đi làm ở nhà máy, không biết bao giờ em mới sắm được chiếc xe mà em rất thích này?”.

Theo Lê Anh Dũng/vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 265


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 493785

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73540756