04:45 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

5 giải pháp đẩy mạnh tích tụ đất đai cho phát triển nông nghiệp

Chủ nhật - 05/08/2018 23:32
Để thúc đẩy việc tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất 5 nhóm phương thức và giải pháp.
Cần cơ chế thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch. Ảnh: Internet.

Năm giải pháp được Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT) đề xuất  bao gồm: Dồn điền, đổi thửa (chuyển đổi đất nông nghiệp); thuê đất nông nghiệp của người đang sử dụng đất, phương thức liên kết, hợp tác với người sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. 

Trong đó, với giải pháp dồn điền, đổi thửa (phương thức tập trung đất thông qua việc chuyển đổi đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân), Bộ TN&MT đề xuất các giải pháp để thực hiện gồm: sửa đổi Luật Đất đai theo hướng cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp theo hướng cho phép hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trên cùng một địa bàn xã, phường, thị trấn được chuyển đổi đất nông nghiệp.

Sửa đổi, bổ sung quy định hướng dẫn trình tự, thủ tục dồn điền, đổi thửa, đo đạc, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi dồn điền, đổi thửa;

Xây dựng cơ chế thúc đẩy việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, gồm: cơ chế hỗ trợ kinh phí để đo đạc, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa; trách nhiệm của UBND các cấp, cơ quan chuyên môn trong việc thực hiện dồn điền, đổi thửa.

Thứ hai, phương thức thuê đất nông nghiệp của người đang sử dụng đất xuất phát từ nhu cầu giữa người sử dụng đất và người có nhu cầu thuê quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng thuê đất theo hình thức trả tiền thuê do các bên tự thỏa thuận.

Để thực hiện phương thức này, theo Bộ TN&MT, cần xây dựng cơ chế để thành lập DN 100% vốn nhà nước (trên cơ sở chuyển đổi từ mô hình Tổ chức phát triển quỹ đất) hoặc ngân hàng đất đai để chủ động tạo quỹ đất nông nghiệp để cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thuê.

Đề xuất cơ chế thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch.

Giải pháp thứ ba là phương thức liên kết, hợp tác với người sử dụng đất, Bộ này cho rằng cần xây dựng cơ chế lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hình thành khu vực chuyên canh sản xuất quy mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; Xây dựng cơ chế hỗ trợ về thuế thu nhập DN, chính sách tiếp cận tín dụng... đối với DN.

Với giải pháp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, Bộ TN&MT cho rằng cần nghiên cứu hoàn thiện quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân, điều kiện nhận chuyển nhượng một số loại đất nông nghiệp sau khi có ý kiến kết luận của Bộ Chính trị về nội dung này; cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đăng ký biến động đất đai;

Bên cạnh đó, xây dựng đồng bộ các chính sách như miễn thuế thu nhập, phí, lệ phí khi chuyển quyền đối với nông dân; chính sách thuế lũy tiến đối với đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa để đảm bảo đất đai được sử dụng hiệu quả và ngăn chặn được tình trạng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để đầu cơ, không vì mục đích sản xuất;

Với giải pháp nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, Bộ TN&MT đề xuất cần xây dựng chính sách bảo vệ nông dân như bảo toàn tỷ lệ vốn góp trong DN, hỗ trợ pháp lý khi DN giải thể, phá sản; xây dựng chính sách hỗ trợ DN nhận góp vốn bằng các chính sách thuế, phí, lệ phí.    

Theo Báo Hải Quan


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 309

Máy chủ tìm kiếm : 83

Khách viếng thăm : 226


Hôm nayHôm nay : 31667

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1291494

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71518809